Các tỉnh duyên hải miền Trung và phía Nam tìm đường phát triển bền vững kinh tế biển

Diendandoanhnghiep.vn Việt Nam là quốc gia ven biển, có vị trí, điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, nhưng nhiều tỉnh, thành ven biển còn chưa tận dụng được ưu đãi đó để phát triển bền vững.

Tại Hội thảo khoa học “Phát triển bền vững kinh tế biển ở các tỉnh, thành duyên hải miền Trung và phía Nam dựa trên lợi thế so sánh” được tổ chức tại TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận sáng nay (ngày 13/9), ông Hồ Trung Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận cho biết: Bình Thuận là 1 trong 3 ngư trường lớn nhất của cả nước. Ngoài các lợi thế ưu đãi của tự nhiên thì hạ tầng giao thông biển của Bình Thuận đang được đầu tư và hình thành các cảng biển, có các cảng biển ở khu vực biển ngoài khơi tại các mỏ khai thác dầu khí. Bình Thuận có nhiều lợi thế, đòn bẩy để tỉnh thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phát triển kinh tế biển gắn liền phát triển du lịch

Phát triển du lịch góp phần thúc đẩy kinh tế biển tại các tỉnh, thành ven biển còn chưa xứng với tiềm năng

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế biển, các địa phương có biển ở duyên hải miền Trung và phía Nam cũng đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức và đang bộc lộ không ít các hạn chế, bất cập.

Ông Hồ Trung Phước thẳng thắn chia sẻ: Phát triển du lịch biển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch còn khiêm tốn, nhiều nơi phát triển chưa đồng bộ, chưa tạo thuận lợi thu hút các nhà đầu tư... Bên cạnh đó, mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế du lịch và khai thác tài nguyên khoáng sản titan ven biển hoặc giữa phát triển kinh tế du lịch và phát triển kinh tế hải sản chưa được tháo gỡ. Việc quản lý hoạt động khai thác, đánh bắt hải sản còn gặp khó khăn do không đủ phương tiện, lực lượng để quản lý nên hiệu quả có phần hạn chế...

Những năm vừa qua, du lịch biển của Bình Thuận đã có những bước phát triển nhưng để hướng tới phát triển bền vững, ông Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịch Hiệp hội du lịch Việt Nam cho rằng: "Bình Thuận phải có chim én đầu đàn để đầu tư lớn, trên cở sở đó sẽ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa và du lịch Bình Thuận sẽ phát triển".

Bình Thuận phải có chim én đầu đàn để đầu tư lớn, trên cở sở đó sẽ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa và du lịch Bình Thuận sẽ phát triển.

Ông Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịch HH Du lịch Việt Nam: Bình Thuận phải có chim én đầu đàn để đầu tư lớn, trên cở sở đó sẽ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa và du lịch Bình Thuận sẽ phát triển.

"Bình Thuận cần có những resort cao cấp, phải tạo môi trường đầu tư thuận lợi, an toàn đồng thời phải phát triển những ngành công nghiệp có liên quan như du lịch nông nghiệp, du lịch vườn, du lịch cộng đồng, phát triển công nghiệp chế biến…. Phát triển du lịch phải đem lại đời sống ấm no cho nhân dân, bên cạnh đó phải gắn với bảo vệ môi trường..." ông Thọ cho hay.

Về phía Ninh Thuận, một tỉnh có bờ biển dài hơn 105 km, là một trong những ngư trường trọng điểm của cả nước, có nhiều vịnh, bãi biển đẹp cùng với điều kiện khí hậu đặc thù về nắng và gió nên thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, du lịch.... Trong thời gian gần đây đặc biệt từ khi có nghị quyết 26 Kinh tế biển Ninh Thuận đã có những khởi sắc thực sự, và trở thành động lực để lôi kéo các ngành kinh doanh khác phát triển. Tuy nhiên,  Ts. Lê Văn Bình – Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẳng thắn nhìn nhận còn một số tồn tại.

Ts. Lê Văn Bình – Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Tỉnh Ninh Thuận mong muốn phát triển du lịch gần gũi với thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái kết hợp với phát triển du lịch

Ts. Lê Văn Bình cho biết: Ninh Thuận hiện nay phát triển kinh tế biển chưa xứng với tiềm năng lợi thế vốn có, kinh tế biển là động lực nhưng hiện nay chưa phải là động lực. Bên cạnh đó, nguồn lực để phục vụ cho các ngành kinh tế biển chưa đáp ứng được, còn nhiều hạn chế. Đây là bài toán mà không chỉ riêng Ninh Thuận mà các địa phương khác cũng phải giải bài toán này để phát triển kinh tế biển. Nhận định về hạ tầng ven biển, mặc dù Bình Thuận, Ninh thuận đều có đường ven biển nhưng ông Bình cho rằng "hạ tầng để phục vụ phát triển kinh tế biển là còn nhiều hạn chế. Đặc biệt hạn chế về bến đậu, về hệ thống giao thông kết nối".

"Các tỉnh, thành duyên hải miền Trung và phía Nam đều có những lợi thế riêng nhưng chưa có sự liên kết, phát huy sức mạnh, nên xác lập cơ chế giao ban để phát triển kinh tế vùng bền vững", ông Bình nhấn mạnh.

Đồng quan điểm với PCT tỉnh Ninh Thuận, GS, TS Đoàn Thị Hồng Vân - Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng: để phát triển kinh tế của các tỉnh thì "phải tăng cường liên kết để phát triển kinh tế biển, nhưng cần mở rộng khái niệm liên kết. Không chỉ giới hạn ở liên kết vùng, liên kết giữa các địa phương mà nên nhận thức từ trong nhận thức, chủ trương, chính sách, liên kết giữa các vùng, địa phương, ngành cho đến mọi người dân".

Không thể có một chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển nếu không tính đến chiến lược phát triển bền vững các ngành dầu khí, thuỷ hải sản, logistics, du lịch...và ngược lại. Nhưng nếu thiếu liên kết trong hoạch định chiến lược, xây dựng chính sách, chúng ta đã có những chiến lược đơn lẻ rất tuyệt vời nhưng khó có thể thực hiện hiệu quả, bà Vân cho biết.

hội thảo

Hội thảo “Phát triển bền vững kinh tế biển ở các tỉnh, thành duyên hải miền Trung và phía Nam dựa trên lợi thế so sánh” được tổ chức tại TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận sáng nay (13/9)

Ông Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam nhận định: “Có một số lĩnh vực cần phải nghiên cứu, phải làm để thay vượt qua thách thức. Thứ nhất là năng lượng tái tạo như một số tỉnh đang làm: năng lượng điện gió, năng lượng mặt trời nhờ vào biển. Thứ hai, phát triển công nghệ sinh học là vô cùng quan trọng và cấp thiết, đóng vai trò then chốt và là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế, xã hội. Ngày nay chúng ta mới chỉ khai thác được bề nổi như tảo biển hay rong biển… Thứ ba, phát triển du lịch biển và bờ biển. Thứ tư là phải phát triển được các sản phẩm biển”.

Là tỉnh ven biển nằm ở phía Nam cửa sông Hậu của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Sóc Trăng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững kinh tế biển, tuy nhiên đây cũng là khu vực đã và đang chống chịu với những thách thức của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Ông Lâm Văn Mẫn - Chủ tịch HĐND tỉnh cho rằng, có một số giải pháp để hướng đến phát triển bền vững kinh tế biển.

"Trong đó phải rà soát, điều chỉnh, bổ sung và triển khai thực hiện tốt quy hoạch kinh tế biển thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Đặc biệt là huy động và phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho hệ thống hạ tầng phát triển kinh tế vùng ven biển, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông nhằm tạo thuận lợi trong việc thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Đồng thời giả quyết tốt các vấn đề xã hội, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, chủ động phòng, tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng", ông Mẫn cho biết.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Các tỉnh duyên hải miền Trung và phía Nam tìm đường phát triển bền vững kinh tế biển tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714067930 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714067930 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10