Các tình huống pháp luật: Hội nghị người lao động có được xem là một lần đối thoại định kỳ?

TIẾN VIỆT 02/06/2022 03:00

VCCI mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ tránh được những rủi ro về pháp luật lao động, mà còn hướng tới xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

>>Các tình huống pháp luật: Quy chế dân chủ tại cơ sở được ban hành như thế nào?

VCCI sẽ tiến hành hướng dẫn thực hiện một số tình huống trong thực tiễn mà nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn trong trong quá trình áp dụng. Tại mỗi tình huống người đọc không chỉ nắm bắt được các quy định mới, mà còn có được những điểm mà người sử dụng lao động cần lưu ý hoặc những gợi ý về quy trình, thủ tục, cách thức tiến hành của doanh nghiệp.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Tình huống 15: Hội nghị người lao động có được xem là một lần đối thoại định kỳ hay không?

Theo quy định tại khoản 2 điều 64 BLLĐ 2019 thì NSDLĐ phải tổ chức đối thoại định kỳ ít nhất 01 năm một lần tại nơi làm việc. Từ các quy định của BLLĐ và NĐ145/2020/NĐ-CP về đối thoại tại nơi làm việc thì đối thoại định kỳ chỉ là hình thức chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa NSDLĐ với NLĐ hoặc tổ chức đại diện NLĐ về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc. Cũng như đối thoại nói chung, đối thoại định kỳ nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi nhằm mục đích là tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi. Tuy nhiên, NSDLĐ cần lưu ý tần suất, nội dung, thành phần, điều kiện tổ chức, quy trình, kết quả, hình thức phổ biến kết quả đối thoại định kỳ đều do pháp luật quy định. Đây là điểm khác biệt so với hình thức Hội nghị NLĐ.

Theo Điều 39 NĐ145/2020/NĐ-CP quy định: Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc

- Mục đích: tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.

- Tần suất: Định kỳ ít nhất 01 năm một lần

- Nội dung: Khoản 2 Điều 64 BLLĐ (trong đó có nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm).

- Thành phần: bắt buộc là đại diện hai bên theo K3 Điều 38

- Thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức: do hai bên sắp xếp và theo Quy chế DCCS tại nơi làm việc.

- Điều kiện: bắt buộc theo K4 Điều 39

- Kết quả: Biên bản ghi nội dung chính của đối thoại

- Hình thức, thời hạn phổ biến kết quả: phổ biến và công khai theo K5 Điều 39 NĐ145/2020/NĐ-CP

Theo Điều 47 NĐ145/2020/NĐ-CP quy định: Hội nghị người lao động

- Mục đích: thực hiện DCCS tại nơi làm việc

- Tần suất: tổ chức hằng năm

- Nội dung: Điều 64 BLLĐ và nội dung khác do 2 bên thoả thuận.

- Thành phần: theo Quy chế DCCS tại nơi làm việc do NSDLĐ ban hành (quy chế)

- Thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức: theo quy chế

- Điều kiện: theo quy chế

- Kết quả: kết luận hoặc Nghị quyết theo quy chế.

- Hình thức, thời hạn phổ biến kết quả: theo quy chế.

Theo BLLĐ 2012 trước đây, đối thoại định kỳ được tiến hành ít nhất 03 tháng một lần. Do đối thoại định kỳ và HNNLĐ có chung một số nội dung nên tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 149/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của BLLĐ 2012 về thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc có quy định trường hợp thời điểm tổ chức HNNLĐ trùng với thời điểm tổ chức đối thoại định kỳ thì NSDLĐ không phải tổ chức đối thoại định kỳ. Tuy nhiên, BLLĐ 2019 quy định đối thoại định kỳ được tổ chức ít nhất một năm một lần thì HNNLĐ không còn thay thế cho đối thoại định kỳ tại nơi làm việc nữa. Để thực hiện HNNLĐ hằng năm, NSDLĐ cần lưu ý:

  • Quy định cụ thể hình thức tổ chức hội nghị, nội dung, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, quy trình, trách nhiệm tổ chức thực hiện và hình thức phổ biến kết quả hội nghị NLĐ thực hiện theo quy chế DCCS tại nơi làm việc.
  • Khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế DCCS tại nơi làm việc, NSDLĐ phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của NLĐ (nếu có) để hoàn thiện và ban hành. Đối với những góp ý của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của NLĐ mà NSDLĐ không tiếp thu thì phải nêu rõ lý do.
  • Quy chế DCCS tại nơi làm việc phải được phổ biến công khai tới NLĐ.

Còn nữa...

Có thể bạn quan tâm

  • Các tình huống pháp luật: Quy chế dân chủ tại cơ sở được ban hành như thế nào?

    Các tình huống pháp luật: Quy chế dân chủ tại cơ sở được ban hành như thế nào?

    03:00, 30/05/2022

  • Các tình huống pháp luật: Đối thoại bằng cách lấy ý kiến bằng văn bản được không?

    Các tình huống pháp luật: Đối thoại bằng cách lấy ý kiến bằng văn bản được không?

    03:30, 27/05/2022

  • Các tình huống pháp luật: Quy định về đối thoại tại nơi làm việc

    Các tình huống pháp luật: Quy định về đối thoại tại nơi làm việc

    03:00, 23/05/2022

  • Các tình huống pháp luật: Người lao động bị cho thôi việc với lý do thay đổi cơ cấu?

    Các tình huống pháp luật: Người lao động bị cho thôi việc với lý do thay đổi cơ cấu?

    03:00, 19/05/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Các tình huống pháp luật: Hội nghị người lao động có được xem là một lần đối thoại định kỳ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO