VCCI mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ tránh được những rủi ro về pháp luật lao động, mà còn hướng tới xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
>>Các tình huống pháp luật: Bảo vệ người lao động là thai sản
VCCI sẽ tiến hành hướng dẫn thực hiện một số tình huống trong thực tiễn mà nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn trong trong quá trình áp dụng. Tại mỗi tình huống người đọc không chỉ nắm bắt được các quy định mới, mà còn có được những điểm mà người sử dụng lao động cần lưu ý hoặc những gợi ý về quy trình, thủ tục, cách thức tiến hành của doanh nghiệp.
Tình huống 24: NLĐ nghỉ 30 phút trước khi làm thêm giờ 2 tiếng trở lên có tính vào thời gian làm việc không?
Cần nhấn mạnh một lần nữa là, một trong những sửa đổi quan trọng của BLLĐ 2019 về thời giờ nghỉ ngơi đó là quy định nghỉ trong giờ làm việc. Theo quy định tại Điều 109 BLLĐ 2019 thì nghỉ trong giờ làm việc bao gồm: nghỉ giữa giờ và nghỉ giải lao. Nghỉ giữa giờ do pháp luật quy định. Nghỉ giải lao do NSDLĐ quy định trong NQLĐ. Vì vậy, có thể khẳng định NLĐ nghỉ 30 phút trước khi NLĐ vào làm thêm 2 tiếng trở lên là nghỉ giải lao. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 109 thì ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều này (tức nghỉ giữa giờ), NSDLĐ bố trí cho NLĐ các đợt nghỉ giải lao và ghi vào NQLĐ. Vậy, thời gian NLĐ nghỉ 30 phút trước khi NLĐ vào làm thêm 2 tiếng trở lên có tính vào thời gian làm việc để hưởng lương không?
Theo Điều 109 NĐ145/2020/NĐ-CP quy định: Nghỉ trong giờ làm việc
1.NLĐ làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Trường hợp NLĐ làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
2. Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều này, NSDLĐ bố trí cho NLĐ các đợt nghỉ giải lao và ghi vào NQLĐ.
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 58 NĐ145/2020/NĐ-CP của CP thì chỉ có Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc mới được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương. Tuy nhiên, BLLĐ 2019 và các văn bản hướng dẫn hện nay chưa có quy định như thế nào là nghỉ giải lao theo tính chất của công việc. Vì vậy, theo căn cứ này chưa thể khẳng định được nghỉ 30 phút trước khi NLĐ vào làm thêm 2 tiếng trở lên được tính vào thời gian làm việc.
Thứ hai, tại Khoản 2 Điều 5 NĐ số 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của BLLĐ 2012 về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và ATVSLĐ thì ngoài thời gian nghỉ giữa giờ và được tính vào thời gian làm việc, NLĐ làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên kể cả số giờ làm thêm thì được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc. Theo đó, trước ngày BLLĐ 2019 có hiệu lực, thời gian NLĐ nghỉ 30 phút trước khi NLĐ vào làm thêm 2 tiếng trở lên được tính vào thời gian làm việc.
Vì vậy, đối với trường hợp này, NSDLĐ cần phải quy định nghỉ 30 phút trước khi NLĐ vào làm thêm 2 tiếng trở lên này trong NQLĐ của doanh nghiệp. Thời gian NLĐ nghỉ 30 phút trước khi NLĐ vào làm thêm 2 tiếng trở lêncó tính vào thời gian làm việc để hưởng lương hay không do NSDLĐ quy định hoặc thoả thuận giữa NSDLĐ và NLĐ hoặc Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở (nếu có).
Còn nữa...
Có thể bạn quan tâm
Các tình huống pháp luật: Bảo vệ người lao động là thai sản
03:03, 28/07/2022
Các tình huống pháp luật: Chăm sóc sức khoẻ đối với lao động nữ
03:00, 21/07/2022
Các tình huống pháp luật: Tạm ứng tiền lương
00:02, 14/07/2022
Các tình huống pháp luật: Tiền lương ngừng việc do sự cố điện nước?
03:00, 07/07/2022