Các tình huống pháp luật: Quy định về đối thoại tại nơi làm việc

TIẾN VIỆT 23/05/2022 03:00

VCCI mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ tránh được những rủi ro về pháp luật lao động, mà còn hướng tới xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

>>Các tình huống pháp luật: Người lao động bị cho thôi việc với lý do thay đổi cơ cấu?

VCCI sẽ tiến hành hướng dẫn thực hiện một số tình huống trong thực tiễn mà nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn trong trong quá trình áp dụng. Tại mỗi tình huống người đọc không chỉ nắm bắt được các quy định mới, mà còn có được những điểm mà người sử dụng lao động cần lưu ý hoặc những gợi ý về quy trình, thủ tục, cách thức tiến hành của doanh nghiệp.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Tình huống 12: Công ty có 98 % NLĐ là đoàn viên công đoàn. Khi đối thoại có cần đến đại diện của nhóm NLĐ không tham gia công đoàn không?

Theo quy định NĐ145/2020/NĐ-CP:

- Ở nơi làm việc có NLĐ không tham gia là thành viên của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở thì NSDLĐ có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở (nếu có) hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện để những NLĐ này tự lựa chọn thành viên đại diện cho họ (sau đây gọi là nhóm đại diện đối thoại của NLĐ) để tham gia đối thoại với NSDLĐ (Khoản 1 Điều 37)

- Nhóm đại diện đối thoại của NLĐ xác định số lượng, thành phần tham gia đối thoại nhưng phải bảo đảm số lượng tối thiểu theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 37.

- Căn cứ số lượng người đại diện đối thoại của bên NLĐ, tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của NLĐ xác định số lượng đại diện tham gia đối thoại tương ứng theo tỷ lệ thành viên của tổ chức và nhóm mình trên tổng số lao động của NSDLĐ (điểm b Khoản 2 Điều 37).

- Việc xác định danh sách thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên NSDLĐ và bên NLĐ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện định kỳ ít nhất 02 năm một lần và công bố công khai tại nơi làm việc.

- Khi tiến hành đối thoại theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động, ngoài các thành viên tham gia đối thoại quy định tại khoản 3 Điều này, hai bên thống nhất mời tất cả NLĐ hoặc một số NLĐ liên quan cùng tham gia đối thoại,

Từ các quy định trên, NSDLĐ cần đảm bảo sự có mặt và tham gia đối thoại của đại diện nhóm NLĐ không phải là đoàn viên công đoàn trong công ty. Số lượng đại diện tham gia đối thoại tương ứng theo tỷ lệ thành viên của nhóm trên tổng số lao động của NSDLĐ (trong tình huống trên tỷ lệ này là 2%).

Còn nữa...

Có thể bạn quan tâm

  • Các tình huống pháp luật lao động: Trợ cấp cho người lao động sau khi thôi việc?

    Các tình huống pháp luật lao động: Trợ cấp cho người lao động sau khi thôi việc?

    03:00, 12/05/2022

  • Các tình huống pháp luật lao động: Chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động tự ý bỏ việc?

    Các tình huống pháp luật lao động: Chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động tự ý bỏ việc?

    03:00, 09/05/2022

  • Các tình huống pháp luật lao động: Có phải ký mới khi hợp đồng lao động xác định thời hạn thứ hai hết hạn?

    Các tình huống pháp luật lao động: Có phải ký mới khi hợp đồng lao động xác định thời hạn thứ hai hết hạn?

    03:00, 05/05/2022

  • Các tình huống pháp luật lao động: Có được gia hạn hợp đồng bằng phụ lục?

    Các tình huống pháp luật lao động: Có được gia hạn hợp đồng bằng phụ lục?

    03:30, 28/04/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Các tình huống pháp luật: Quy định về đối thoại tại nơi làm việc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO