Cải cách chính sách thuế sao cho phù hợp?

DIỄM NGỌC 09/12/2021 09:05

Theo Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam, chính sách cải cách thuế phải làm đồng bộ, chứ không phải chỉ thay đổi về thuế suất, nếu thay đổi mà chi phí không đúng, thì thuế suất đó không có ý nghĩa.

>>Miễn, giảm thuế cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ dịch bệnh

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin về các ý kiến đề xuất cải cách thuế của Việt Nam sẽ là thay thế các ưu đãi thuế dựa trên lợi nhuận (miễn, giảm thuế suất) đã lỗi thời bằng các ưu đãi thuế dựa trên chi phí cho phép các doanh nghiệp mục tiêu được khấu trừ bổ sung gồm chi phí vốn, chi phí lao động và chi phí lãi vay.

Mục tiêu của ưu đãi thuế nhằm thu hút vốn đầu tư, ưu tiên phát triển ngành, vùng, lĩnh vực, khuyến khích xuất khẩu, sử dụng lao động, tạo công ăn việc làm cho người lao động hoặc để giải quyết những khó khăn tạm thời, cấp bách trước mắt về vốn cho doanh nghiệp (ảnh minh hoạ)

Mục tiêu của ưu đãi thuế nhằm thu hút vốn đầu tư, ưu tiên phát triển ngành, vùng, lĩnh vực, khuyến khích xuất khẩu, sử dụng lao động, hoặc để giải quyết những khó khăn tạm thời, cấp bách trước mắt về vốn cho doanh nghiệp (ảnh minh hoạ)

Điểm chung nhất của ưu đãi thuế là tạo ra một lợi thế so sánh về lợi ích (thuế) cho đối tượng nộp thuế khi đáp ứng được những yêu cầu nhất định so với những đối tượng khác cùng tham gia vào các hoạt động đầu tư và kinh doanh. Mục tiêu của ưu đãi thuế nhằm thu hút vốn đầu tư, ưu tiên phát triển ngành, vùng, lĩnh vực, khuyến khích xuất khẩu, sử dụng lao động, tạo công ăn việc làm cho người lao động hoặc để giải quyết những khó khăn tạm thời, cấp bách trước mắt về vốn cho doanh nghiệp, khuyến khích phát triển doanh nghiệp…

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam cho rằng, các ưu đãi thuế dựa trên chi phí làm cơ sở tính thuế như về vốn, về khấu hao và về lãi, hiện nay trong chính sách đã thực hiện.

Ví dụ thứ nhất, với chi phí khấu hao là cơ cấu để cấu thành chi phí trong luật hiện hành, đối với những doanh nghiệp có lãi được phép khấu hao tăng hai lần, nghĩa là tăng chi phí lên hai lần thì giảm lãi để tương ứng.

Bà Nguyễn Thị Cúc

Bà Nguyễn Thị Cúc

Thứ hai, trước đây chi phí quảng cáo, tiếp thị trong chính sách khống chế 10-15%, nhưng bây giờ đã bỏ khống chế toàn bộ chi phí khuyến mại, tiếp thị cho chi phí thực luôn.

Thứ ba, thêm vào các khoản chi phí làm cơ sở tính thuế như các khoản chi mang tính chất phúc lợi cho người lao động, bổ sung thêm bằng một tháng lương, chi hỗ trợ cho COVID-19,... cũng cho hạch toán vào chi phí, thì đó chính là đã nới rộng chi phí rồi.

Bao giờ một Luật thuế cũng phải xét qua ba góc độ đó là: một là ưu đãi thuế thông qua chi phí làm cơ sở tính thuế, hai là ưu đãi về đầu tư, thứ ba mới đến thuế suất. Trong chính sách phải làm đồng bộ, chứ không phải chỉ thay đổi về thuế suất, nếu thay đổi về thuế suất mà chi phí không đúng, thì thuế suất đó không có ý nghĩa. Vì chi phí mình cắt đi, đây không phải là thu nhập thực mà là thu nhập giả, trong khi đó, phải làm thế nào để chi phí làm cơ sở tính thuế gần với chi phí thực. Tuy nhiên, không phải các khoản chi không hợp pháp cũng được đưa vào chi phí tính thuế, thì lúc đó lãi mới phù hợp, mà trong chính sách của mình đã kết hợp rồi”, bà Cúc giải thích.

>>Còn hạn chế trong việc miễn, giảm thuế hỗ trợ doanh nghiệp

Vị Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn thuế cũng lý giải thêm, các khoản chi phí thực chi liên quan đến hoạt động kinh doanh có hóa đơn chứng từ, được và có bổ sung thêm những khoản gì và đó là một yếu tố của thuế chứ không thể không có yếu tố chi phí. Hiện nay, chỉ có rà soát lại với chi phí như hiện hành, hay ưu đãi như hiện hành thì cần có chi phí gì không, hoặc ưu đãi gì không và thuế suất như thế nào sẽ phải rà soát ở ba góc độ đó.

Trong bối cảnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, chúng ta cần có một số giải pháp như, xem lại chi phí khi doanh nghiệp không hoạt động sản xuất kinh doanh được, thì khấu hao tài sản vẫn cứ để đó. Nguyên tắc là, tài sản có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì mới khấu hao, nhưng vì tình hình dịch bệnh, doanh nghiệp nghỉ đến cả 10 tháng, nếu quỹ khấu hao đó để lại 100% cho doanh nghiệp, giúp họ tái tạo cho phục hồi sản xuất cũng là một chính sách tốt.

Hoặc thay vì nộp thuế ở thuế suất như hiện hành, nhưng có một số những đơn vị cần phải phục hồi lại, ví dụ như đối với du lịch, khách sạn, dịch vụ ăn uống,... cần đầu tư bên ngoài, thì ngoài những biện pháp giãn, hoãn, gia hạn thuế cũng cần phải có giảm thuế. Như thuế suất thuế giá trị gia tăng được giảm 30% trong thời gian hai tháng, nhưng chính sách có thể là kéo dài ra; còn tiền thuê đất như hiện nay, đặc biệt là đất trong khu du lịch, khách sạn bao gồm cả đất dùng để kinh doanh thực tế, đất lưu không, đất cảnh quan,... Nếu như tất cả cùng một tiền thuê đất sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp, vậy Nhà nước có thể nghiên cứu để phân loại riêng biệt để hỗ trợ doanh nghiệp về chi phí này.

Có thể bạn quan tâm

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Đồng nhất hướng dẫn chính sách thuế nhập khẩu và GTGT

    10:56, 27/09/2021

  • Cục Thuế Hải Phòng: Giải đáp thắc mắc về chính sách thuế cho doanh nghiệp

    01:08, 24/09/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Chính sách thuế với hàng hóa nhập khẩu để tài trợ phục vụ phòng, chống dịch

    16:55, 11/09/2021

  • Chính sách thuế hỗ trợ tối đa cho người lao động

    10:54, 12/08/2021

  • Chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập

    04:30, 02/07/2021

  • Chính sách thuế, phí phải phù hợp, góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp

    17:39, 23/04/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cải cách chính sách thuế sao cho phù hợp?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO