Cải cách thể chế tạo niềm tin cho đầu tư

Diendandoanhnghiep.vn Việt Nam đã có định hướng cho phát triển dược phẩm trong tương lai nhưng còn thiếu những ưu tiên rõ ràng, môi trường pháp lý ổn định…

>>>Đón dòng đầu tư phát triển công nghiệp y dược

Ông Emin Turan - Chủ tịch Pharma Group

Chủ tịch Pharma Group Emin Turan 

Ông Emin Turan - Chủ tịch Pharma Group cho biết:

Là ngành đặc thù, ngành dược có những khó khăn nhất định. Trong 10.000 phương án thử nghiệm thuốc, chỉ 1 sản phẩm thành công và chỉ 1/3 số thành công có thể đưa vào hoạt động thương mại. Do vậy, đầu tư vào dược phẩm rất lớn.

Hiện, các công ty dược phẩm sinh học đã và đang duy trì tổng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) hơn 1.000 tỷ USD trên toàn cầu đến năm 2030. Trung bình tỷ trọng đầu tư vào R&D thường chiếm 15% doanh thu của công ty dược. Từ thời điểm nghiên cứu tới khi thuốc được phê duyệt theo quy định phải mất từ 10 - 15 năm và một chi phí khoảng 2,6 tỷ USD để phát triển một loại thuốc mới.

Đây là lý do các doanh nghiệp dược rất cẩn trọng trong việc đầu tư ra ngoài và thực hiện việc chuyển giao công nghệ.

Thu hút đầu tư vào ngành y dược mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội. Nhiều quốc gia trong khu vực đã bắt đầu có hành động, cạnh tranh thu hút đầu tư từ các quốc gia khác trở nên gay gắt hơn.

Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư từ ngành này. Đó là sự ổn định về chính trị và hạ tầng xã hội; điểm sáng trong khu vực về phát triển kinh tế và thị trường nội địa tiềm năng, đang phát triển. Việc chủ động hội nhập sâu và rộng, thể hiện qua việc tham gia trên 15 hiệp định thương mại, trong đó có những hiệp định thương mại thế hệ mới như EVFTA, UKVFTA, CPTPP v.v…

Các quốc gia đang phát triển mạnh mẽ như Việt Nam cũng có nhiều lợi thế từ việc rút ra bài học kinh nghiệm của các nước đi trước. Cùng với đó là sự tiến triển vượt bậc của khoa học công nghệ tạo ra cơ hội để Việt Nam đẩy nhanh xây dựng hệ thống y tế và ngành y dược bền vững.

Việt Nam đã có định hướng cho phát triển dược phẩm trong tương lai nhưng cần thêm thị trường vốn phù hợp, môi trường minh bạch sáng tạo, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, lực lượng lao động trình độ cao…

Để tạo ra đột phá trong phát triển ngành y dược, tạo giá trị lan tỏa và động lực phát triển cho các ngành khác, chìa khóa để hiện thực hóa những định hướng đề ra trong Nghị quyết 29/NQ-TW cần có cách tiếp cận mới, xác định rõ các ưu tiên về chính sách nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn.

Đây là thời điểm thích hợp để phát hiện các vấn đề chưa phù hợp để điều chỉnh. Việt Nam cần tập trung cải cách thể chế để duy trì và phát triển một môi trường hoạt động mang tính khả thi và dự báo sẽ là tiên quyết để thu hút thêm các đầu tư. Môi trường pháp lý được cải thiện sẽ nâng cao tính ổn định, tăng khả năng thu hút đầu tư mới.

Ngoài ra, cần thành lập một uỷ ban điều phối, uỷ ban chỉ đạo quốc gia dưới sự chỉ đạo của 1 trong những người đứng đầu nhà nước là hợp lý. Cùng với đó là sự tham gia của nhiều chủ thể, đại diện chính phủ, cộng đồng nghiên cứu, doanh nghiệp…

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cải cách thể chế tạo niềm tin cho đầu tư tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714418799 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714418799 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10