Cái khó của doanh nghiệp khởi nghiệp xã hội

Diendandoanhnghiep.vn Doanh nghiệp khởi nghiệp xã hội khác biệt như thế nào so với khởi nghiệp thông thường hoặc khởi nghiệp trong các lĩnh vực khác?

Đây là một trong những nội dung đã thu hút được phần lớn sự quan tâm các bạn trẻ có mặt tại Chương trình Phát động Cuộc thi Thử thách sáng tạo xã hội Việt Nam (VSIC) năm 2018 với chủ đề: “Khởi nghiệp sáng tạo và phát triển nghề nghiệp cho thanh niên”, cùng giao lưu toạ đàm tối 24/8.

Hành trang vững vàng cho khởi nghiệp

Chương trình do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Microsoft Việt Nam và trường Đại học Ngoại thương tổ chức, đơn vị thực hiện trực tiếp là Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo FTU (FIIS) và Enactus FTU Hà Nội - Trường Đại học Ngoại thương.

Ông

Chương trình VSIC do VCCI phối hợp cùng Microsoft Việt Nam và trường Đại học Ngoại thương tổ chức.

Ông Phạm Hoàng Tiến - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (VCCI) kỳ vọng: “Thông qua lễ phát động cuộc thi hôm nay, các bạn sinh viên sẽ nắm bắt được nhiều hơn những thông tin hữu ích để để tham gia cuộc thi dể từ đó trang bị những kinh nghiệm, cơ hội cho hành trang khởi nghiệp”.

Đồng tình với quan điểm của ông Phạm Hoàng Tiến, bà Lê Thị Thu Thuỷ - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại Thương thông tin: “VSIC tiếp tục trở lại với mùa 7 nhằm tìm kiếm, hỗ trợ ươm tạo các sáng kiến Startup xã hội giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường và kinh tế của Việt Nam. Đồng thời hướng đến việc truyền cảm hứng cho những người trẻ niềm đam mê Startup và hỗ trợ thanh niên tìm kiếm việc làm tốt hơn và Startup thành công trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh, hội nhập”.

Cuộc thi nằm trong khuôn khổ dự án “YouthSpark Career Readiness – Tăng cường kỹ năng làm việc, Startup cho thanh niên và kết nối với doanh nghiệp nhỏ và vừa” sẽ diễn ra trong trong 4 tháng gồm 4 vòng thi hấp dẫn.

Cũng tại chương trình phát động này đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề: “Khởi nghiệp sáng tạo và phát triển nghề nghiệp cho thành niên, điểm khác biệt và những trải nghiệm thành công”. Rất nhiều vấn đề về hướng nghiệp trong lĩnh vực Startup sáng tạo đã được thảo luận với sự tham của diễn giả là các chuyên gia, CEO của các doanh nghiệp với hơn 300 sinh viên và các Startup.

Trong đó phải kể đến nội dung, doanh nghiệp khởi nghiệp xã hội khác biệt như thế nào so với khởi nghiệp thông thường hoặc khởi nghiệp trong các lĩnh vực khác?

Cân bằng yếu tối lợi nhuận và xã hội

Với kinh nghiệm 10 năm hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp xã hội, bà Lê Thị Hồng Vân - Cán bộ xây dựng cộng đồng, Kênh ươm sáng tạo xã hội trực tuyến SOIN- doanh nghiệp xã hội CSIP bày tỏ quan điểm: “Yếu tố quan trọng nhất của khởi nghiệp đó là lỳ và lỳ một cách thông minh. Bởi, trong quá trình khởi nghiệp, các bạn trẻ, doanh nghiệp sẽ có nhiều khó khăn, và thất bại. Sau những lần thất bại này, bạn sẽ tìm được giải pháp tốt nhất và đi đến được thành công. Để có thể đi đến được thành công thì bạn phải kiên trì vào theo đuổi mục tiêu của mình đến cùng”.

Phần lớn các bạn trẻ cho rằng

Đại diện BTC tặng hoa cho Khách mời, diễn giả tham gia toạ đàm tại chương trình phát động.

Tuy nhiên, bà Nguyễn Thanh Hương – Training Manager, Navigos Search lại cho rằng, kết quả khảo sát năm 2017 của Navigos về lý do của khởi nghiệp là gì? Hơn 70% kết quả cho rằng đó là kiếm tiền, các yếu tố khác như không thích làm thuê và mong muốn thể hiện bản thân mình chiếm tỷ lệ còn lại.

Quay trở lại điểm khác giữa khởi nghiệp xã hội và khởi nghiệp trong các lĩnh vực khác, thì khởi nghiệp xã hội sẽ khó hơn. Bởi doanh nghiệp không chỉ đảm bảo yếu tố về khả năng sinh lợi nhuận mà hoạt động còn phải mang lại các giải pháp cho xã hội, vì xã hội và mang tính nhân văn.

Đồng tình với góc nhìn của bà Nguyễn Thanh Hương, sinh viên Nguyễn Trọng Hoàng - đại diện dự án Famer’s Observoice, nhóm dự án thuộc TOP 4 cuộc thi VSIC 2018 chia sẻ kinh nghiệm: “Khi thực hiện dự án khởi nghiệp xã hội các bạn phải luôn tỉnh táo, tỉnh táo để không tự đánh giá quá cao những gì mình đang làm.

Bởi khi triển khai dự án khởi nghiệp xã hội, các bạn thường mắc “vết xe đổ” đó là đánh giá cao tính tác động dự án của mình đối với xã hội. Và đáng nói hơn là đặt yếu tố này trên cả yếu tố lợi nhuận của dự án. Đã là doanh nghiệp thì phải sinh ra lợi nhuận, có như vậy nhà đầu tư mới quan tâm tới dự án của các bạn. Còn nếu chỉ có yếu tố xã hội thôi, dự án của bạn sẽ không bền vững. Bởi, khi doanh nghiệp không có tiền và bị phá sản thì những ý tưởng tuyệt vời của các bạn sẽ cũng “tan biến” theo. Vì vậy phải cân bằng 2 yếu tố là kinh tế và xã hội”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cái khó của doanh nghiệp khởi nghiệp xã hội tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714672208 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714672208 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10