Cần cơ chế riêng tạo cơ hội bứt phá cho Thủ đô

NGUYỄN VIỆT 28/05/2024 03:00

Có một số yếu tố kìm hãm sự phát triển của Thủ đô như cải tạo, chỉnh trang đô thị, nếu áp dụng cơ chế thông thường thì không thực hiện được, mà phải có sự đột phá riêng của Thủ đô.

>>Sửa Luật Thủ đô: Tăng quyền để Hà Nội tháo gỡ những tồn tại, hạn chế

Ngày 28/5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Trao đổi với báo chí bên hành lang về dự thảo luật này, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đánh giá, đây là lần đầu tiên Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được triển khai.

Quy hoạch có vai trò định hướng cho sự phát triển của tất cả các ngành, các lĩnh vực của Thủ đô. Trên cơ sở định hướng của Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô sẽ cụ thể hóa những định hướng đó thành các phương án phát triển chi tiết.

Tuy nhiên, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng để tạo ra sự phát triển và mang tính chất đột phá theo các phương án Quy hoạch đặt ra thì phải có cơ chế, chính sách để khai thác, huy động, sử dụng tốt nhất các nguồn lực cho phát triển.

Cơ chế, chính sách để khai thác, tạo ra nguồn lực tốt nhất để phát triển Thủ đô phải được thể chế hóa thành một khuôn khổ luật pháp, đó chính là Luật Thủ đô (sửa đổi).

“Như vậy, việc Quốc hội xem xét 3 nội dung này đồng thời với nhau, vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi và đưa ra trong khuôn khổ về mặt pháp lý để tạo ra sự thay đổi, đột phá của Thủ đô trong thời gian tới", đại biểu Hoàng Văn Cường nói.

Vẫn theo đại biểu Hoàng Văn Cường, về cơ bản dự thảo Luật đã có những thay đổi mang tính đột phá, với tinh thần là trao quyền quyết định nhiều hơn cho Thủ đô trong việc ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quyết định khác biệt so với quy định chung của cả nước.

Tuy nhiên, đại biểu Hoàng Văn Cường đề xuất cần trao quyền cho Thủ đô được ban hành các quy định ở mức tiên tiến hơn.

"Có một số yếu tố đến nay vẫn kìm hãm sự phát triển của Thủ đô, điển hình như cải tạo, chỉnh trang đô thị, nếu như sử dụng những cơ chế thông thường thì không thực hiện được, mà cần phải có sự đột phá riêng của Thủ đô, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến khai thác tiềm năng, thế mạnh của Hà Nội như sông Hồng và một số dòng sông khác”, đại biểu Hoàng Văn Cường bày tỏ.

Bởi, duy trì các quy định như hiện nay là theo điều chỉnh của Luật Đê điều, Luật Phòng, chống thiên tai, thì các dòng sông Hà Nội sẽ tiếp tục bị để hoang hóa giống như các dòng sông của các tỉnh khác.

“Trong khi đó, ở thủ đô các nước dòng sông đi qua sẽ là nơi tạo ra bộ mặt chính của đô thị. Vì vậy, phải có cơ chế đặc thù riêng cho việc khai thác tiềm năng như quản lý sông, hồ trên địa bàn thành phố”, đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

>>Sửa Luật Thủ đô: Chính sách thu hút nhân tài cần vượt trội hơn nữa

>>Sửa Luật Thủ đô: Tạo dựng các cơ sở pháp lý mang tính đặc thù

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên thảo luận.

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên thảo luận.

Ở khía cạnh khác, đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang) đánh giá, sự phát triển của Thủ đô luôn là niềm tự hào chung của cả nước. Thủ đô của Việt Nam sánh vai được với Thủ đô các nước, góp phần nâng vị thế của Việt Nam sánh vai cùng với các nước.

“Việc hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) chính là tạo sức lan tỏa, trở thành động lực dẫn dắt cho sự phát triển của cả vùng cũng như đất nước”, đại biểu Trần Văn Lâm nói.

Muốn vậy, theo đại biểu Trần Văn Lâm Luật Thủ đô phải đặt trong tổng thể mối quan hệ ràng buộc hữu cơ với các địa phương trong vùng và của cả nước.

Yêu cầu này có thể được giải quyết thông qua các nội dung về quy hoạch đặt ra trong dự thảo luật cũng như Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 được Quốc hội xem xét đồng thời tại kỳ họp thứ 7.

“Quy hoạch Thủ đô phải tạo ra sự kết nối liên thông để Thủ đô có thể chia sẻ cho các địa phương nhiều nguồn lực phát triển và cũng nhận lại sự sẻ chia, đóng góp từ các địa phương”, đại biểu Trần Văn Lâm bày tỏ.

Có thể bạn quan tâm

  • Sửa Luật Thủ đô: Tăng quyền để Hà Nội tháo gỡ những tồn tại, hạn chế

    04:00, 28/04/2024

  • Sửa Luật Thủ đô: Chính sách thu hút nhân tài cần vượt trội hơn nữa

    04:00, 26/04/2024

  • Sửa Luật Thủ đô: Cần thiết ưu tiên phát triển đường sắt đô thị

    04:00, 13/04/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cần cơ chế riêng tạo cơ hội bứt phá cho Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO