Ông Nguyễn Vân - Phó Chủ tịch doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hà Nội cho biết, doanh nghiệp đang rất khó khăn trong việc tiếp cận đất đai.
Chiều 10/7, báo Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế TW (CIEM) tổ chức Diễn đàn với chủ đề: “Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW: Tiếp tục hoàn thiện môi trường phát triển kinh tế như nhân".
Có thể bạn quan tâm
16:49, 10/07/2018
16:43, 10/07/2018
16:38, 10/07/2018
Nói về vấn đề tiếp cận đất đai của doanh nghiệp, tại hội thảo, ông Vân cho hay: “Bộ Tài nguyên-Môi trường xây dựng dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, doanh nghiệp vừa và nhỏ rất cần tận dụng ưu đãi đất đai. Các doanh nghiệp đang vướng vào Điều 93 và Điều 110 Luật Đất đai khi chỉ được thế chấp tài sản trên đất chứ không được thế chấp đất”, ông Vân nói.
Có thể bạn quan tâm
17:56, 10/07/2018
15:29, 10/07/2018
14:53, 10/07/2018
14:29, 10/07/2018
13:25, 10/07/2018
11:31, 10/07/2018
01:00, 09/07/2018
02:02, 12/04/2018
05:08, 16/02/2018
05:21, 08/02/2018
11:25, 01/01/2018
Tại hội thảo, cũng nêu nên những khó khăn của mình, ông Nguyễn Mạnh Quân, Viện trưởng viện nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp cho hay khả năng hấp thụ chính sách của doanh nghiệp vẫn rất hạn chế.
“Từ góc độ doanh nghiệp, thấy rằng dường như doanh nghiệp chưa đủ năng lực tham gia cuộc chơi. Qua điều tra 200 doanh nghiệp ở tỉnh Phú Yên, chỉ số năng lực hấp thu chính sách rất thấp”, ông Quân nói.
Cũng về chủ đề đất đai, trước đó, tại một hội thảo với chủ đề về đất đai do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức gần đây, bà Trần thị Hiền - Giám đốc Cty CP Xây dựng và phát triển hạ tầng Hà Nam kể lại: Theo Luật Đất đai năm 2013, nhà đầu tư các dự án phát triển kinh tế sẽ phải tự thỏa thuận với người sử dụng đất về giá chuyển nhượng. Với các dự án nhỏ chỉ phải đàm phán với vài hộ người dân đã khó. Còn các dự án lớn cần vài chục héc-ta đất, phải thỏa thuận giá cả đền bù với hàng chục, hàng trăm hộ dân thì hầu như là nhiệm vụ “bất khả thi”. Do đó, không ít trường hợp doanh nghiệp đã phải bỏ dự án vì không thỏa thuận được với người dân để có mặt bằng cho đầu tư sản xuất. Đó là chưa kể, thời gian để doanh nghiệp làm xong các thủ tục thuê đất... có khi phải mất đến hàng năm trời.
Lý giải về nguyên nhân của tình trạng này GS Đặng Hùng Võ cho rằng nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ vấn đề Luật 2013 có một số quy định mang tính “bó” hơn so với Luật đất đai 2003. Ví dụ như Luật quy định doanh nghiệp sở hữu đất ở có thời hạn, theo thời hạn dự án. Vì vậy, doanh nghiệp muốn xây dựng nhà ở cho thuê phải đi thuê đất nhà nước chứ không thể sử dụng đất ở của họ để xây dựng. Quy định này đã thu hẹp sự phát triển phân khúc nhà ở cho thuê, đây là điểm bất lợi cho thị trường.
Dưới góc độ doanh nghiệp bà Trần thị Hiền đề xuất, các địa phương có thể hỗ trợ bằng cách quy hoạch các khu dành riêng cho doanh nghiệp sản xuất, ứng trước luôn tiền đền bù, nhưng vẫn để người dân cày cấy nếu là đất nông nghiệp. Đến khi doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất thủ tục sẽ đơn giản và thuận tiện hơn cho các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ông La Văn Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Công sản, Bộ Tài chính, nhận định, khâu yếu của chúng ta hiện nay là khâu quy hoạch và công khai minh bạch thông tin.
“Vì vậy, chúng ta phải gỡ nút thắt về đất đai”, ông Vân đề nghị.