Cần luật riêng để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các dịch vụ tài chính

ĐỖ HUYỀN 10/02/2022 03:40

Các chuyên gia cho rằng các cơ quan quản lý nên tiếp tục làm mạnh hơn trong việc bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

>> Xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế Việt Nam tại TP.HCM

Các chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) đánh giá, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một năm 2021 thành công với mức tăng 32,65% trên chỉ số VN-Index. Đi kèm với đó là thanh khoản tăng mạnh trong năm qua khi các nhà đầu tư cá nhân liên tiếp mở mới tài khoản giao dịch chứng khoán. Nhìn chung các nhà đầu tư đã có một năm tương đối tích cực khi gặt hái được thành quả nhờ đà tăng vững chắc của thị trường. Xu hướng tích cực được kỳ vọng sẽ tiếp tục được duy trì trong năm Nhâm Dần 2022 khi nền kinh tế Việt Nam hồi phục từ mức nền thấp của năm trước đó.

Các chuyên gia cho rằng các cơ quan quản lý nên tiếp tục làm mạnh hơn trong việc bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Các chuyên gia cho rằng các cơ quan quản lý nên tiếp tục làm mạnh hơn trong việc bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Theo chuyên gia của SHS, nếu nhìn lại lịch sử các năm trước đó thì giai đoạn thị trường sau Tết thường sẽ tích cực. Theo thống kê, thị trường đã tăng điểm 5/6 lần trong giai đoạn 2016-2021 (chỉ có 2020 là giảm do ảnh hưởng của COVID-19). 

Bà Trần Thu Thủy, thành viên HĐQT Công ty Chứng khoán VPS, cho biết quy mô giao dịch của những nhà đầu tư cá nhân chiếm khoảng 90% quy mô giao dịch hàng ngày trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó rất nhiều nhà đầu tư cá nhân thuộc thế hệ Z.

Theo nghiên cứu của VPS tại các thị trường chứng khoán khác, độ tuổi khách hàng có thể mở tài khoản chứng khoán là khá sớm. Bà Trần Thu Thủy cũng tiết lộ về dự thảo quy định mới, trong đó cho phép khách hàng ở độ tuổi nhỏ, ví dụ dưới 18 tuổi có thể mở tài khoản chứng khoán.

Về phần mình, ông Võ Đình Trí, giảng viên Trường IPAG Business School Paris (Pháp) nhận định các nhà đầu tư có độ tuổi trẻ gia tăng đang là xu hướng chung trên thế giới.

“Người trẻ bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề tài chính chứ không chờ đến giai đoạn 30-40 tuổi. Trong đó chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, giới trẻ có thể sở hữu tất cả các ứng dụng về tài chính”, ông Võ Đình Trí nói.

Cũng theo ông Trí, cơ quan quản lý đang chú trọng hơn vào việc thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được nâng hạng, xếp hạng thị trường cận biên sang thị trường mới nổi, qua đó thu hút được thêm nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Cùng với đó, ông cũng cho biết theo chuẩn mực của thế giới, mô hình Trung tâm Lưu ký Chứng khoán sẽ chuyển sang thành Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán, việc nâng cao về giải pháp công nghệ sẽ giải quyết các vấn đề vướng mắc hiện nay đối với các tổ chức xếp hạng như MSCI hoặc FTSE về việc thanh toán chuyển từ T+2 về T+0.

Ông Võ Đình Trí cho rằng các cơ quan quản lý nên tiếp tục làm mạnh hơn trong việc bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ lẻ, trong đó cần bổ sung một bộ luật riêng để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các dịch vụ tài chính.

Có thể bạn quan tâm

  • Xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế Việt Nam tại TP.HCM

    09:24, 09/02/2022

  • "Góc khuất" đấu giá đất (KỲ III): Khi đất đai thành công cụ cho cuộc chơi tài chính

    18:33, 08/02/2022

  • Putin “tiên phát chế nhân” với lĩnh vực tài chính

    05:36, 08/02/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cần luật riêng để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các dịch vụ tài chính
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO