Cần minh bạch về chi phí trong hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải

Diendandoanhnghiep.vn Đồng tình về việc đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải, tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp vẫn băn khoăn về tính minh bạch trong quản lý, sử dụng…

>> Còn nhiều quan ngại xoay quanh các quy định về Văn phòng EPR

Thông tin tại Hội thảo: “Tham vấn Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải” ngày 07/11, các Hiệp hội và đại diện doanh nghiệp bày tỏ nhiều băn khoăn xoay quanh các quy định về Văn phòng EPR.

Cụ thể, đại diện các Hiệp hội và doanh nghiệp cho rằng, việc cho phép văn phòng EPR sử dụng các khoản đóng góp của doanh nghiệp để hỗ trợ cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì vào các mục đích khác như mua sắm tài sản, truyền thông, giao dịch, đối ngoại, hội thảo… là trái với nguyên tắc, đi ngược lại và không thống nhất với các quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

Hội thảo: “Tham vấn Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải” - Ảnh: GIA NGUYỄN

Hội thảo: “Tham vấn Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”

Theo đại diện Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham), Ban soạn thảo cần cân nhắc sửa lại các quy định trong Dự thảo theo đúng định hướng “một văn phòng giúp việc đặt tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm” (quy định tại khoản 2, Điều 88, Nghị định số 08/2022).

Về chi phí chính của Văn phòng EPR và chế độ quản lý chi, AmCham cho rằng, Văn phòng giúp việc Hội đồng EPR Quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, nên các chi phí này đã được Ngân sách Nhà nước đài thọ. Vì vậy, cần xem lại quy định các khoản chi phí chưa rõ ràng cho hoạt động của Văn phòng EPR Việt Nam tại Điều 26 của Dự thảo Thông tư.

Còn theo bà Đặng Tuyết Minh - đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), Văn phòng EPR sử dụng không đúng mục đích khoản đóng góp của doanh nghiệp nộp để tái chế sản phẩm, bao bì. Bởi, chỉ có 1/11 loại chi phí của Văn phòng EPR là dùng để hỗ trợ tái chế, 10/11 loại là cho mục đích khác.

>> Dự thảo Nghị định về Luật Bảo vệ môi trường: Đề xuất bãi bỏ việc thành lập Văn phòng EPR

Đối tượng phải thực hiện thu gom, xử lý chất thải được đưa vào Dự thảo Thông tư - Nguồn: Bộ TN&MT

Đối tượng thuộc diện thực hiện thu gom, xử lý chất thải - Nguồn: Bộ TN&MT

Ông Nguyễn Quốc Dũng – Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam cho rằng, việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính đóng góp của các doanh nghiệp vào bảo vệ môi trường cần minh bạch để không làm ảnh hưởng niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp.

“Trong thành phần của Hội đồng EPR Việt Nam, nên có ít nhất 1 đại diện của các Hiệp hội doanh nghiệp trong nước cho mỗi ngành hàng chủ lực của kinh tế Việt nam; 1 đại diện của các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài, vì đây là 2 nguồn đóng góp tài chính chủ yếu”, ông Dũng đề nghị.

Bên cạnh các nội dung đã nêu, đại diện các Hiệp hội doanh nghiệp cũng cho rằng, các quy định về Văn phòng EPR theo Dự thảo cũng được cho sẽ làm tăng biên chế, có quyền hạn rất lớn và không phù hợp với Nghị định 08/2022/NĐ-CP, nhưng chưa có quy định trách nhiệm, chưa có cơ cấu tổ chức rõ ràng.

Từ đó kiến nghị, sửa lại Dự thảo cho đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định 08/2022/NĐ-CP nhằm đảm bảo tính thống nhất, hợp pháp của Dự thảo và không phát sinh biên chế. Không sử dụng tiền đóng góp của doanh nghiệp sai mục đích, cần quy định rõ ràng cơ cấu tổ chức, quyền hạn, trách nhiệm của Văn phòng EPR. Đồng thời, cần bổ sung quy định về quy chế tổ chức và hoạt động Hội đồng EPR quốc gia trong Dự thảo.

Bởi, theo các Hiệp hội, các khoản hỗ trợ theo Dự thảo đều theo cơ chế xin - cho, tập trung tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, rất khó khăn cho các tỉnh xa. Các tiêu chí xét duyệt hỗ trợ, mức hỗ trợ chưa được quy định rõ ràng, không có quy định thời hạn phải giải ngân khoản đóng góp của doanh nghiệp để tái chế sản phẩm, xử lý chất thải, nguồn kinh phí quản lý hành chính còn trái với Nghị định 08/2022/NĐ-CP…

Trước các ý kiến của đại diện cộng đồng doanh nghiệp, tại Hội thảo, ông Phan Tuấn Hùng - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trong bản Dự thảo Thông tư này không đề cập đến chức năng và nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng EPR. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ ban thành một văn bản riêng để thành lập và ban hành quy chế hoạt động cụ thể, vì việc này thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng. Hơn nữa, tiêu chí để lựa chọn thành viên Hội đồng EPR cũng sẽ được thống nhất.

Liên quan đến chi phí văn phòng EPR, ông Hùng cho hay, trong Thông tư này cũng không quy định chi phí cụ thể, mà sẽ quy định chung là chi phí quản lý hành chính. Việc sẽ trích bao nhiêu phần trăm từ quỹ bảo vệ môi trường để phục vụ quản lý thì sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

“Có ý kiến lo ngại rằng, hội đồng này có bị quá tải khi có nhiều đơn xin giải ngân hay không?. Chúng tôi cũng đã tính tới chuyện này và dự kiến sẽ phân cấp cho UBND tại các địa phương, hoặc Ủy ban sẽ ủy quyền cho đơn vị nào đó để thực hiện”, ông Hùng cho biết.

Theo ông Hùng, Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn sẽ tiếp tục ghi nhận ý kiến đóng góp của các Hiệp hội và doanh nghiệp để hoàn thiện hơn. Mục đích chung là để hỗ trợ các đơn vị tái chế, xử lý chất thải nhằm bảo vệ môi trường.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần minh bạch về chi phí trong hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714026450 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714026450 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10