Dự thảo Nghị định về Luật Bảo vệ môi trường: Đề xuất bãi bỏ việc thành lập Văn phòng EPR

Diendandoanhnghiep.vn Theo Bộ Tư pháp, quy định thành lập Văn phòng EPR… tăng thêm tổ chức và biên chế, không đúng với chủ trương sắp xếp, kiện toàn, tinh giản tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan Nhà nước…

Không chỉ khiến cộng đồng doanh nghiệp quan ngại về những quy định bất hợp lý như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều Luật Bảo vệ môi trường (Dự thảo) còn vướng phải không ít ý kiến phản đối về Văn phòng EPR Việt Nam và Hội đồng EPR khi những quy định này không có trong Luật Bảo vệ môi trường, làm tăng quy chế, biên chế hoạt động, không phù hợp với các Luật hiện hành.

Quy định về Văn phòng EPR Việt Nam và Hội đồng EPR còn khiến cộng đồng doanh nghiệp vô cùng quan ngại - Ảnh minh họa

Quy định về Văn phòng EPR Việt Nam và Hội đồng EPR còn khiến cộng đồng doanh nghiệp vô cùng quan ngại - Ảnh minh họa

Theo cộng đồng doanh nghiệp, ngoài việc không có trong Luật Bảo vệ môi trường, chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng EPR Việt Nam và Hội đồng EPR cũng được cho không phù hợp với Luật. Đáng nói, kinh phí hoạt động của Văn phòng này sử dụng tiền doanh nghiệp đóng góp là chưa phù hợp và việc chưa có quy định về chế tài trách nhiệm đối với cán bộ Văn phòng EPR Việt Nam cũng là một trong những bất cập đầy quan ngại.

Tại Báo cáo thẩm định Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Bảo vệ môi trường số 154/BCTĐ-BTP ngày 06/10/2021, Bộ Tư pháp cũng một lần nữa khẳng định: “Luật Bảo vệ môi trường không quy định về văn phòng EPR và Hội đồng EPR”.

Từ đó, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn của quy định thành lập Văn phòng EPR… bởi quy định này làm tăng thêm tổ chức và biên chế, không đúng với chủ trương sắp xếp, kiện toàn, tinh giản tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan Nhà nước.

Cũng theo ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, kinh phí hoạt động của văn phòng EPR Việt Nam từ số tiền do nhà sản xuất, nhập khẩu đóng góp… quy định này chưa hoàn toàn phù hợp với mục đích của số tiền đóng góp, nộp vào quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

Thực tế, trong quá trình góp ý xây dựng Dự thảo, quy định về Văn phòng EPR Việt Nam và Hội đồng EPR là một trong những nội dung khiến cộng đồng doanh nghiệp vô cùng quan ngại, trong đó, đa số ý kiến phản đối với quy định này, khi không chỉ tồn tại những bất hợp lý về mặt pháp quy mà còn tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp nếu được thông qua.

Cụ thể, theo cộng đồng doanh nghiệp, dù quy định về Văn phòng EPR Việt Nam và Hội đồng EPR nằm từ Điều 80 đến Điều 90 của Dự thảo, tuy nhiên, quy định này lại không có trong Luật Bảo vệ môi trường.

“Như vậy, Dự thảo đưa vào là không đúng với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Không chỉ có vậy, việc thành lập mới Văn phòng EPR Việt Nam sẽ làm tăng thêm biên chế, đi ngược với chủ trương của Chính phủ về tinh giản bộ máy hành chính”, cộng đồng doanh nghiệp quan ngại.

Việc việc thành lập mới Văn phòng EPR Việt Nam sẽ làm tăng thêm biên chế, đi ngược với chủ trương của Chính phủ về tinh giản bộ máy hành chính - Ảnh minh họa

Việc thành lập mới Văn phòng EPR Việt Nam được sẽ làm tăng thêm biên chế, đi ngược với chủ trương của Chính phủ về tinh giản bộ máy hành chính - Ảnh minh họa

Từ đó, cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị, bãi bỏ Văn phòng EPR, thay vào đó, giao nhiệm vụ quản lý, giám sát việc thực hiện trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu cho một đơn vị chuyên môn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, để đảm bảo sự giám sát chặt chẽ của cơ quan Nhà nước đối với hoạt động tái chế ở Việt Nam.

Xem xét lại cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động của Hội đồng EPR, trong đó, bổ sung điều khoản quy định xử lý trách nhiệm của các cán bộ đơn vị chuyên môn và Quỹ Bảo vệ môi trường nếu không thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ trách nhiệm tái chế thay cho doanh nghiệp. Mức phạt phải tương đương với mức phạt áp dụng cho cá nhân vi phạm hành chính theo bản chất của xử phạt vi phạm hành chính áp dụng đối với cá nhân và các cá nhân liên quan phải nộp phạt, chứ không được lấy từ Quỹ Bảo vệ môi trường.

Một trong những bất cập của các quy định này được cộng đồng doanh nghiệp nhấn mạnh đó là Điều 90 của Dự thảo khi quy định, kinh phí hoạt động của Văn phòng EPR Việt Nam do Hội đồng EPR quốc gia phê duyệt và được trích từ số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu…

Theo ông Nguyễn Hồng Uy – Đại diện Tiểu ban Thực phẩm và đồ uống AMCHAM, tiền doanh nghiệp đóng góp để tái chế sản phẩm, bao bì được dùng vào các mục đích khác như trả kinh phí hoạt động của Văn phòng EPR là sai mục đích, và trái Luật Bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môi trường, và nhiều loại thuế phí khác, Nhà nước đã dùng các khoản thuế này của doanh nghiệp để làm ngân sách hoạt động cho quản lý Nhà nước.

Từ đó, ông Uy kiến nghị, bãi bỏ việc thành lập Văn phòng EPR và kinh phí hoạt động của Văn phòng EPR Việt Nam (nếu được thành lập) phải được cấp từ ngân sách Nhà nước bởi Văn phòng EPR là tổ chức do Bộ Tài nguyên và Môi trường và Hội đồng EPR thành lập, quyết định cơ cấu và cách thức hoạt động.

Không chỉ có vậy, điểm c khoản 2 Điều 83 Dự thảo quy định, trên cơ sở đề xuất của Hội đồng EPR quốc gia, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Fs (định mức chi phí tái chế) và số tiền đóng góp...

Ông Nguyễn Hồng Uy cũng cho rằng, khoản 5 Điều 54 về trách nhiệm tái chế của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu trong Luật Bảo vệ môi trường quy định, Chính phủ quy định chi tiết và lộ trình thực hiện... Vì vậy, việc ủy quyền tiếp cho Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành là vi phạm khoản 2 Điều 11 Luật Ban hành văn bản. Thêm vào đó, khoản phí này tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của cả nền kinh tế nên cần Chính phủ phê duyệt.

Theo ông Uy, Fs phải do Chính phủ phê duyệt trong Nghị định theo đúng Luật Bảo vệ môi trường, vậy nên, cần sửa điểm c khoản 2 Điều 83 thành: “Trên cơ sở đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chính phủ ban hành Fs và số tiền đóng góp…”.

Ngoài những nội dung đã nêu thì các quy định về Văn phòng EPR Việt Nam và Hội đồng EPR từ Điều 80 đến Điều 90 của Dự thảo cũng tồn tại nhiều quy định bất hợp lý, thiếu minh bạch, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, cần được xem xét chỉnh lý sửa đổi hoặc bãi bỏ.

Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thông tin!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dự thảo Nghị định về Luật Bảo vệ môi trường: Đề xuất bãi bỏ việc thành lập Văn phòng EPR tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713584259 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713584259 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10