Cân nhắc kiểm soát lạm phát gắn với gói hỗ trợ

Diendandoanhnghiep.vn Kết quả chính thức của các gói hỗ trợ trong suốt những năm qua cho đến nay vẫn chưa có báo cáo chính thức.

>>Gói hỗ trợ cấp bù lãi suất 2%: Cần cái “bắt tay” thiện chí từ các ngân hàng

Gần đây nhất, vào ngày 30/6/2022 chỉ có một báo cáo chính thức về gói hỗ trợ 345.000 tỷ đồng. Đây là gói được tập trung chính vào triển khai trong năm 2022-2023.

TS. Nguyễn Mih Phong, chuyên gia kinh tế. Ảnh: Nguyễn Việt

TS. Nguyễn Mih Phong, chuyên gia kinh tế. Ảnh: Nguyễn Việt

Theo báo các chính thức của Chính phủ, chúng ta đã triển khai gói hỗ trợ này về mặt tiền tệ thì được 48.000 tỷ đồng. Chia ra được 13% - xét về mặt giải ngân.

Điểm lại “dấu mốc” gói hỗ trợ

Về kèm văn bản, đã có 65 văn bản được đưa ra từ thời điểm đó đến nay để triển khai các gói này. Và nhờ có văn bản này, tôi hy vọng việc triển khai quá trình sau sẽ nhanh hơn.

Tuy nhiên, gói 48.000 tỷ đồng không hoàn toàn là tiền mặt. Khi chia nhỏ ra cho các nội dung cụ thể của gói chính sách thì thấy rằng, khoản cho vay thông qua ngân hàng chính sách thì được khoảng 8.800 tỷ đồng.

Thông qua nội dung ra hạn VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, thuế đất thì được khoảng 7.500 tỷ đồng.

Hay với các loại miễn giảm VAT, thuế môi trường, nhiên liệu bay được khoảng 32.400 tỷ đồng.

Với cho vay thương mại suất hỗ trợ 2% đã cho vay được 57.000 tỷ đồng. Nhưng việc hỗ trợ này chỉ nhận được khi nào đã vay và triển khai thì mới chi 2% lãi suất mà họ vay.

Về đầu tư công, do bị trùng bởi đầu tư công theo kế hoạch đã được duyệt, cộng với đầu tư công của gói 345.000 tỷ đồng thì đến nay chưa bóc tách.

Nhưng tổng cộng đầu tư công cả năm 2022 giải ngân đến 6 tháng mới chỉ đạt hơn 20%. Như vậy, tiến độ là rất chậm.

Đối với gói hỗ trợ tiền thuê nhà cho người nghèo được 70 tỷ đồng, tính ra mới đạt 1% tổng tiền cần phải giải ngân.

Khoản cuối cùng là chi cho các cơ cấu, chuyển đổi số, phát triển thể chế… thì chưa có báo cáo. Qua đây cho thấy có 4 vấn đề đặt ra

Thứ nhất, về tổng thể cơ bản còn chậm so với yêu cầu chung. Vì cần vốn nửa năm thì đã hết 6 tháng 2022 nhưng mới chỉ giải ngân được như vậy.

Nguyên nhân, theo tôi là do chúng ta còn phải xây dựng chính sách sau đó mới giải ngân. Tuy nhiên, tiến độ rất chậm.

Thứ hai, các gói hỗ trợ hay nội dung hỗ trợ liên quan đến các doanh nghiệp hưởng thụ trực tiếp thì tốt hơn là được đi vay. Đơn cử, các khoản miễn giảm thuế, gia hạn nộp… thì các doanh nghiệp cứ “tự động” hưởng. Như vậy, theo tôi sẽ tốt hơn.

Còn khoản cho vay thương mại, kể cả hỗ trợ lãi suất để tái cơ cấu… thì rất chậm. Vì vấn đề này liên quan đến rất nhiều thủ tục và nguồn tiền của ngân hàng thương mại. Như vậy, số tiền bỏ ra hỗ trợ trực tiếp không nhiều.

Thứ ba, gói 48.000 tỷ đồng phần lớn chỉ là tiền chính sách, tức là tiền thay vì ngân sách thu thì quy ra miễn, giảm, hoãn… mà không phải tiền bỏ ra trực tiếp.

Thứ tư, hiện nay chưa rõ tiến độ cũng như đang gặp một số khó khăn không chỉ với một số chính sách hoặc bối cảnh để triển khai, đặc biệt là vấn đề lạm phát.

Tháng 8 sẽ như thế nào?

Theo tôi, có hai vấn đề cần phải được lưu ý để giải ngân gói này.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Nguyễn Việt

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Nguyễn Việt

Một là, nên có sự điều chỉnh lại nội dung chi theo hướng tăng phần miễn giảm và ra hạn để trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp, tránh thất thoát.

Còn phần chi theo hướng hỗ trợ phần trăm lãi suất hay tiền mặt thì “có vẻ” khó hơn. Do đó, nếu cần có thể điều chỉnh để đảm bảo tiến độ và hiệu quả.

Hai là, nên cân nhắc mục tiêu kiểm soát lạm phát gắn với gói hỗ trợ. Vì chúng ta đang đối diện với một số lạm phát rất lớn từ trước đến nay. Đặc biệt, lạm phát là hội tụ của 4 loại lạm phát.

Đó là, lạm phát tiền tệ, lạm phát chi phí đẩy, lạm phát cầu kéo và lạm phát “nhập khẩu”. Bốn lạm phát này đang hội tụ ở Việt Nam.

Trong khi, nội dung của gói hỗ trợ này lại gây áp lực rất mạnh đến lạm phát. Và theo đánh giá, đang có ý kiến nghiêng về việc “hy sinh” một phần mục tiêu tăng trưởng để giữ lạm phát, thay vì thúc đẩy tăng lạm phát hơn.

Bởi vì, khi lạm phát tăng lên “đột biến” sẽ “phá huỷ” tất cả các thành quả, gây ảnh hưởng trực tiếp đến an sinh xã hội, thậm có thể dẫn đến “sụp đổ” nền kinh tế như một số nước mà đang được ghi nhận.

Ba là, đây là nghệ thuật quản lý cũng như cân nhắc, đòi hỏi tính chính xác. Vẫn biết, mỗi loại lạm phát có giải pháp khác nhau. Nhưng hướng chung hiện nay đang là lạm phát tiền tệ, lạm phát ngoại nhập.

Đây là 2 hướng lạm phát cần phải hết sức lưu ý ngoài lạm phát chi phí đẩy. Thời gian gần đây chúng ta đã có sự lưu ý giảm bớt một số khoản gia tăng dịch vụ công.

Nhưng riêng với lạm phát tiền tệ cùng lạm phát ngoại nhập sẽ gắn liền với lượng tăng cung tiền, tăng tín dụng, nói lỏng tài chính gắn liền chính sách tỉ giá… thì cần phải có sự cân nhắc nhiều hơn để giảm áp lực lạm phát. Vì khi đối diện với lạm phát thì tất cả các chính sách khác đều vô nghĩa.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cân nhắc kiểm soát lạm phát gắn với gói hỗ trợ tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714116760 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714116760 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10