Cần những chính sách “bản lề” cho du lịch Việt

Diendandoanhnghiep.vn "Giờ vàng" mở cửa du lịch toàn bộ đã điểm, tuy nhiên các chính sách về phòng chống dịch cho đến nay vẫn chưa thực sự rõ ràng và trở thành rào cản để thu hút du khách quay trở lại Việt Nam.

>> MỞ CỬA DU LỊCH: Doanh nghiệp du lịch dần vơi nỗi lo

 Diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh do VCCI chỉ đạo, Tổng Cục du lịch và Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức.

Diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh do VCCI chỉ đạo, Tổng Cục du lịch và Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức.

Bà Trần Thị Lan Anh, Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Giám đốc Văn phòng giới sử dụng lao động VCCI cho biết, việc mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới từ 15/3 là cơ hội đặc biệt để ngành đón đầu nhu cầu du lịch mang tính toàn cầu, góp phần tạo động lực phục hồi và phát triển kinh tế.

Chính sách chỉ mới “hé”

Bà Lan Anh cho biết, đối với doanh nghiệp, việc được quan tâm nhất lúc này là mở cửa như thế nào để vừa không làm du khách ngại ngần vì thêm các thủ tục, vừa bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dân. Do vậy, trong thời gian sớm nhất cần có kế hoạch, hướng dẫn cụ thể, chính thức và một cơ chế, chủ trương thống nhất cho toàn ngành. Đồng tình, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho biết, hiện những ý kiến khác nhau của Bộ Y tế về yêu cầu cách ly, nhập cảnh đang là rào cản cho việc thu hút du khách quốc tế quay trở lại Việt Nam.

Bên cạnh đó, hiện vẫn còn sự chênh lệch lớn độ bao phủ vắc-xin giữa một số địa phương, cũng như còn có sự chưa thống nhất về quy trình và quy định kiểm soát dịch bệnh. Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia và điểm đến trên toàn cầu trong bối cảnh mới, do đó, làm sao để cải thiện năng lực cạnh tranh, nâng cao sức hấp dẫn điểm đến là một trong những vấn đề quan trọng nhất để thu hút khách du lịch quốc tế quay trở lại Việt Nam.

Trong khi đó, bà Phan Thị Minh Giang, Trưởng phòng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao cho biết, đầu năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, chính sách miễn thị thực với các nước theo Luật nhập cảnh 2019 đã bị tạm dừng, chính sách này cho đến hiện tại vẫn còn đang tiếp diễn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phản ánh quy trình hiện tại kéo dài thời gian cấp visa, trong bối cảnh các quốc gia lân cận như Thái Lan, Campuchia, Philipine đã khôi phục chính sách thị thực cũ, đây sẽ là yếu điểm của du lịch Việt Nam khi cạnh tranh với các nước trong khu vực.

fd

Việc được quan tâm nhất lúc này là mở cửa như thế nào để vừa không làm du khách ngại ngần vì thêm các thủ tục, vừa bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dân.

Đồng quan điểm, ông Vũ Hồng Quang - Phó trưởng phòng Vận tải hàng không, Cục hàng không Việt Nam bổ sung, việc giới hạn thời gian lưu trú 15 ngày và khoảng thời gian giữa các lần nhập cảnh cũng là rào cản để đón những du khách đi theo các tour Asean.

>> MỞ CỬA DU LỊCH: Quy định với khách quốc tế sẽ thông thoáng 

>> MỞ CỬA DU LỊCH: Chính thức miễn thị thực cho công dân nhiều quốc gia

Cần hướng dẫn đồng bộ

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong điều kiện bình thường mới hiện nay các chính sách về nhập cảnh, y tế, thị thực và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần sớm được đồng bộ. Ông Nguyễn Trùng Khánh cho biết, cần sớm có quy định và hướng dẫn đồng bộ để tất cả các địa phương áp dụng quy định y tế khi nhập cảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến và từ Việt Nam đi.

Ngày 15/3, tại Nghị quyết số 32/NQ-CP, Chính phủ đã chính thức miễn thị thực cho nhiều quốc gia khi nhập cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú 15 ngày. 

Trước đó, tại Văn bản số 1576/VPCP-KGVX, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Y tế khẩn trương sửa đổi các quy định, yêu cầu đối với khách du lịch nhập cảnh tại chỉ đạo tại Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 7/3/2022 theo tinh thần "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19".

Mặt khác, như bà Lê Mai Khanh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Khách sạn Việt Nam, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần tiếp tục kéo dài ít nhất đến hết năm 2023 như giảm giá điện, giảm thuế VAT, giảm tiền thuê đất, giảm phí cấp phép lữ hành, cấp thẻ hướng dẫn viên.

Bà Phan Thị Minh Giang cho biết Bộ Ngoại giao cũng đang kiến nghị khôi phục các chính sách đơn giản hóa thủ tục nhập xuất cảnh cho khách du lịch, chính sách đơn phương, song phương miễn thị thực và cấp thị thực điện tử cho công dân từ các thị trường nguồn tiềm năng theo Luật Nhập cảnh 2019.

Trong khi đó, đại diện Cục Hàng không bổ sung, cần xem xét nới thời gian lưu trú từ 15 ngày lên 30 ngày và cho phép nhập cảnh liên tục. Ông Quang cũng kiến nghị cần có chính sách mở cửa hai chiều, thông thoáng cho cả việc người Việt đi du lịch quốc tế.

Ở góc nhìn từ doanh nghiệp, ông William Haandrikman - Tổng Quản lý Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hanoi chia sẻ: ngành du lịch đã sẵn sàng để mở cửa trở lại, do đó, doanh nghiệp mong muốn sớm được minh bạch các thông tin, quy định, chính sách mới để có thể tiếp đón du khách một cách hoàn hảo nhất, để từ đó khẳng định Việt Nam là điểm đến LINH HOẠT - AN TOÀN – HẤP DẪN.

11 vấn đề cần giải quyết

Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, cần nhanh chóng có những hướng dẫn rõ ràng về các quy định liên quan đến cấp thị thực và cách ly y tế khi tiến hành mở cửa trong thời gian tới.

Thứ nhất, để hoạt động du lịch hiệu quả, an toàn trong thời gian tới, việc đảm bảo tuân thủ thống nhất các quy định phòng chống dịch phải được các địa phương, doanh nghiệp du lịch quán triệt triển khai. Đây là điều kiện tiên quyết cho sự thành - bại của việc mở cửa.

Thứ hai, khai thông các con đường nhập cảnh thông qua các thủ tục visa hay mở rộng đối tác trong cấp visa và hộ chiếu vaccine với Việt Nam.

Thứ ba, Việt Nam cần khôi phục các chính sách đơn giản hóa thủ tục nhập xuất cảnh cho khách du lịch để thu hút khách quốc tế đến: chính sách đơn phương, song phương miễn thị thực và cấp thị thực điện tử cho công dân từ các thị trường nguồn tiềm năng của du lịch Việt Nam. Cho phép áp dụng lại chính sách thị thực với khách nhập cảnh như thời điểm năm 2019, để nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến.

Thứ tư, vấn đề công nhận hộ chiếu vacxin. Ngành Du lịch sẽ tiếp tục đề nghị ngành Ngoại giao phối hợp với ngành Y tế tăng cường đàm phán với các nước, vùng lãnh thổ về việc chấp nhận Chứng nhận tiêm chủng COVID-19 của Việt Nam.

Thứ năm, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, update những sản phẩm dịch vụ du lịch mới là một trong những vấn đề then chốt để tăng khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

Thứ sáu, cải thiện năng lực cạnh tranh, nâng cao sức hấp dẫn điểm đến sau hai năm bị tác động bởi đại dịch COVID-19.
Thứ bảy, tập trung đánh giá, nhìn nhận lại vai trò của du lịch nội địa để có thể có sản phẩm, chính sách phù hợp hơn.

Thứ tám, các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp du lịch phục hồi cần tiếp tục kéo dài ít nhất đến hết năm 2023 như chính sách giảm giá điện, giảm thuế giá trị gia tăng, giảm tiền thuê đất, giảm phí cấp phép lữ hành, cấp thẻ hướng dẫn viên.

Thứ chín, đào tạo nhân sự cho ngành du lịch. Xây dựng lại thị trường lao động ngành du lịch là loại hình lao động chất lượng cao, đòi hỏi có sự tham gia của doanh nghiệp vào thị trường này một cách tích cực, chủ động, hiệu quả hơn.

Thứ mười, có chính sách quy mô lớn, tổng thể, bộ máy liên ngành để cùng giám sát, tham mưu, hỗ trợ cho doanh nghiệp để thực hiện phục hồi ngành du lịch

Thứ mười một, chuyển đổi số, chuyển đổi công nghệ tất cả các khâu trong lĩnh vực du lịch. Điều này cần chủ động của các doanh nghiệp nhưng cũng cần sự hỗ trợ, định hướng của Nhà nước.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần những chính sách “bản lề” cho du lịch Việt tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713886992 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713886992 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10