Ông Tạ Việt Dũng - Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ chia sẻ Quản lý nhà nước về ĐMST tại Việt Nam có nhiều bên tham gia khiến hạn chế về hiệu quả và cách điều phối...
>>Xây dựng Nghị định về Fintech: Để thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Đó là khuyến nghị của ông Tạ Việt Dũng - Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ khi nói về vai trò của đổi mới sáng tạo (ĐMST) với phát triển doanh nghiệp và cơ chế, chính sách, pháp luật thúc đẩy ĐMST trong tình hình mới.
- Theo ông, việc hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ hiện nay đạt kết quả ra sao?
- Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến nay đã góp phần hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ, làm chủ công nghệ trong một số ngành, lĩnh vực, góp phần hình thành một số sản phẩm thương hiệu quốc gia, sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm mới. Nhiều doanh nghiệp thông qua đổi mới công nghệ, năng suất lao động đã tăng mạnh (có doanh nghiệp tăng gấp 5 lần), sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và đạt tiêu chuẩn thế giới, doanh thu và lợi nhuận tăng.
- Hành lang pháp lý cho doanh nghiệp ĐMST đã có đầy đủ hay chưa, thưa ông?
- Hành lang pháp lý ĐMST bao gồm Luật Chuyển giao công nghệ 2017, các quyết định của Thủ tướng, các thông tư hướng dẫn trong lĩnh vực này đã được ban hành. Tuy nhiên, hành lang pháp lý vẫn cần phải tiếp tục bổ sung, hoàn thiện mới đáp ứng được đòi hỏi từ thực tiễn về ĐMST cũng như công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
- Nhưng quản lý nhà nước về ĐMST được cho là còn phân tán, thiếu hiệu quả...
>>Tối ưu mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo và liêm chính
>>Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cần gắn với thực tiễn
- Quản lý nhà nước về ĐMST tại Việt Nam có nhiều bên tham gia khiến hạn chế về hiệu quả và cách điều phối. Thực tế cho thấy, nhiều chính sách hỗ trợ ĐMST cần phải vượt khung luật hiện hành để thúc đẩy phát triển, nhưng lại vẫn chưa có các quy định cụ thể, nhất là đối với các chính sách mang tính thử nghiệm. Việc xây dựng và thực thi chính sách về ĐMST cũng còn thiếu sự tham vấn đối với khu vực tư nhân, thiếu quy trình phản hồi từ khu vực tư nhân nên chưa thật sát thực tiễn.
- Ông có đề xuất gì để khắc phục hạn chế ấy?
- ĐMST liên quan đến quản lý nhà nước nên phải tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ĐMST quốc gia, vùng, ngành, cũng như hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, các viện nghiên cứu, trường đại học là chủ thể nghiên cứu.
Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy hình thành và phát triển hệ thống ĐMST quốc gia phù hợp với bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư; khoa học, công nghệ và ĐMST phải trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Có chính sách ưu đãi, khuyến khích đủ mạnh để thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới, áp dụng các mô hình kinh doanh mới dựa trên công nghệ; tháo gỡ kịp thời các rào cản về luật pháp, về tiếp cận nguồn lực tài chính, thủ tục hành chính đối với các hoạt động khoa học, công nghệ và ĐMST.
- Cảm ơn ông!
https://doanhnhansaigon.vn/thoi-su-trong-nuoc/can-som-hoan-thien-chinh-sach-ve-doi-moi-sang-tao-1111046.html
Có thể bạn quan tâm