Cần sửa đổi Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Khắc Lãng 28/06/2019 03:12

Sau 8 năm thi hành (2011-2018) đã xuất hiện nhiều vấn để bất cập trong chính các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn.

Số lượng các tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ người tiêu dùng đã có sự gia tăng đáng kể, từ 44 Hội trên cả nước vào năm 2012 lên 57 Hội vào năm 2018…

Số lượng các tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ người tiêu dùng đã có sự gia tăng đáng kể, từ 44 Hội trên cả nước vào năm 2012 lên 57 Hội vào năm 2018…

Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Cục trưởng Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương cho biết, việc thực thi Luật trong 8 năm qua đã hình thành được hệ thống các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ Trung ương xuống địa phương. Số lượng các tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ người tiêu dùng đã có sự gia tăng đáng kể, từ 44 Hội trên cả nước vào năm 2012 lên 57 Hội vào năm 2018…

Nhiều hạn chế bất cập trong thực thi Luật

Tuy nhiên, qua thực tiễn nhiều quy định pháp luật, hình thức kinh doanh và xu hướng tiêu dùng mới đã xuất hiện nên một số quy định không còn phù hợp và đã bộc lộ nhiều hạn chế... Theo ông Tân, toàn bộ các quy định hiện nay chỉ phù hợp với các giao dịch, kinh doanh, tiêu dùng có tính “truyền thống” mà chưa tính đến một số phương thức mới, hiện đại, đặc biệt là sự phát triển của thương mại điện tử và cách mạng khoa học công nghệ 4.0.

Bên cạnh đó, chưa “định vị” được vị trí của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quan hệ với các luật chuyên ngành cũng như quy định rõ được về trách nhiệm của các cơ quan tổ chức khác trong việc phối hợp thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng mới xuất hiện nhưng chưa được bổ sung vào phần các hành vi cấm hoặc nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan. Một số quy định trong Luật chưa rõ ràng hoặc đã không còn phù hợp do sự xuất hiện của các chủ thể mới hoặc dạng hành vi mới.

toàn bộ các quy định hiện nay chỉ phù hợp với các giao dịch, kinh doanh, tiêu dùng có tính “truyền thống” mà chưa tính đến một số phương thức mới, hiện đại, đặc biệt là sự phát triển của thương mại điện tử và cách mạng khoa học công nghệ 4.0.

Toàn bộ các quy định hiện nay chỉ phù hợp với các giao dịch, kinh doanh, tiêu dùng có tính “truyền thống” mà chưa tính đến một số phương thức mới, hiện đại, đặc biệt là sự phát triển của thương mại điện tử và cách mạng khoa học công nghệ 4.0.

Ngoài ra, những bất cập trong quá trình thực thi. Thực trạng chung đối với các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương tới địa phương và các Hội Bảo vệ người tiêu dùng là vấn đề hạn chế về ngân sách và nhân sự để đảm bảo hoạt động của tổ chức. Ví dụ, tại Bộ Công Thương, ngân sách trung bình năm cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa vượt mức 1 tỷ/ năm. Tại các địa phương,  phần lớn các tỉnh, thành chỉ bố trí được vài chục triệu đến 100 triệu đồng.

Một vấn đề nữa là mô hình hoạt động chưa hoàn thiện và thống nhất, theo ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng, ở cấp Trung ương, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng có 02 Phòng chuyên môn thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với tổng số nhân viên là 12 người. Mô hình này là quá khiêm tốn so với yêu cầu từ thực tế Việt Nam cũng như tình hình thực thi bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại một số quốc gia. “Ở cấp địa phương, hiện tại, chưa có sự thống nhất về việc giao nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho các Phòng tại các Sở Công Thương” ông Tuấn nói.

Đồng thời, tính chủ động trong thực thi pháp luật của doanh nghiệp chưa cao; công tác tuyên truyền, phổ biến còn hạn chế, chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, chưa xây dựng được bộ tài liệu thống nhất về thực thi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên phạm vi cả nước. Các chế tài xử lý vi phạm hành chính hiện nay chưa đủ tính răn đe và chưa đủ sức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Một số vấn đề đã phát sinh trong thực tiễn nhưng chưa được pháp luật quy định, như mô hình kinh doanh theo dạng nền tảng (Uber, Grab, các mô hình cho vay ngang hàng...)…

Có thể bạn quan tâm

  • Vinamilk: Phổ biến Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Khánh Hòa

    12:20, 17/07/2015

  • Vinamilk hỗ trợ phổ biến Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

    00:00, 21/11/2014

  • Hội nghị phổ biến luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tư vấn tiêu dùng

    00:00, 27/09/2012

Cần bổ sung quy định mới phù hợp

Theo ông Tuấn, để khắc phục những bất cập, hạn chế của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn hiện hành thì, Nhà nước cần thiết phải hoàn thiện các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.

Cụ thể, cần bổ sung một số khái niệm mới như: bên thứ ba tham gia việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, thông tin (cá nhân) của người tiêu dùng, hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, tranh chấp xuyên biên giới, các chủ thể mới xuất hiện trong các hình thức kinh doanh nền tảng… Hoàn thiện quy định về Hàng hóa có khuyết tật. Bổ sung một số hành vi cấm. Sửa đổi, bổ sung để tạo cơ sở xử lý hình sự đối với một số nhóm hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.

Nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng mới xuất hiện nhưng chưa được bổ sung vào phần các hành vi cấm hoặc nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan. Một số quy định trong Luật chưa rõ ràng hoặc đã không còn phù hợp do sự xuất hiện của các chủ thể mới hoặc dạng hành vi mới

Nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng mới xuất hiện nhưng chưa được bổ sung vào phần các hành vi cấm hoặc nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan. Một số quy định trong Luật chưa rõ ràng hoặc đã không còn phù hợp do sự xuất hiện của các chủ thể mới hoặc dạng hành vi mới

Sửa đổi, bổ sung để bảo đảm việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh phát triển thương mại điện tử và sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh trên cơ sở nền tảng. Đồng thời để làm rõ nguyên tắc khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội tham gia các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưng chỉ có các tổ chức xã hội được thành lập hợp pháp theo Luật mới được thực hiện các hoạt động có tính “đặc thù” cũng như nghiên cứu tạo cơ sở cho một số chính sách, cơ chế nhằm hỗ trợ các tổ chức trong quá trình hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bên cạnh những nội dung đề xuất sửa đổi bổ sung trực tiếp hoặc liên quan trực tiếp đến các quy định của Luật hiện hành, theo ông Tuấn, có thể xem xét việc bổ sung một số quy định hoàn toàn mới trong Luật hoặc xây dựng một số cơ chế chính sách để tạo cơ sở thực thi tốt hơn các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời gian tới. Tạo cơ sở để hình thành hệ thống cơ quan chuyên trách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đưa bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thành một lĩnh vực nghề nghiệp. Tạo cơ sở để hình thành Cơ sở dữ liệu quốc gia và Cổng thông tin quốc gia về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…

Cùng quan điểm trên, đại diện Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đề xuất, Nhà nước có cơ chế, chính sách để phát huy vai trò của người tiêu dùng trong việc chống lại các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến số đông người tiêu dùng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cần sửa đổi Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO