Cẩn trọng với dòng vốn nước ngoài

Lê Mỹ 11/12/2018 14:02

Tín dụng bất động sản siết lại, 2019 sẽ là năm kích hoạt các giải pháp tài chính sáng tạo từ doanh nghiệp.

Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HOREA), các doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu để phát triển dự án mà phải huy động vốn qua nhiều kênh như cổ phần hóa, huy động qua sàn chứng khoán hay gọi vốn trong xã hội.

Từ phải sang: Ông Phạm Thanh Hưng, ông Sử Ngọc Khương, ông Lê Hoàng Châu.

Các chuyên gia chia sẻ tại hội thảo

Tại hội nghị của Forbes với chủ đề “Động lực tăng trưởng mới”, nhiều chuyên gia đã chia sẻ các giải pháp tài chính sáng tạo, kỳ vọng mang đến sự đột phá cho thị trường bất động sản.

Ông Sử Ngọc Khương - Giám đốc bộ phận đầu tư Savills Việt Nam cho rằng, ngành bất động sản có thể ứng dụng fintech để hỗ trợ vấn đề tài chính cho doanh nghiệp và cá nhân, tuy nhiên thị trường này còn mới và nhiều người chưa tin tưởng mà họ thường làm theo cách truyền thống là vay ngân hàng hoặc mượn tiền người thân.

Nói về dòng vốn nước ngoài, các chuyên gia cho rằng FDI là nguồn vốn quan trọng cho bất động sản. Tuy nhiên cũng cần đề phòng dòng vốn nước ngoài. Họ có thực sự rót vốn vào dự án không và họ có dùng vốn vay để đầu tư không, cần phải cẩn trọng. Mặt khác, các doanh nghiệp trong nước có thể học hỏi doanh nghiệp nước ngoài về quản trị, học cách liên kết nhau để phát triển như cách doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản thường làm.

Các doanh nghiệp bất động sản đang chuẩn bị đối mặt với chính sách hạn chế dần vốn vay vào bất động sản và quy định áp dụng hệ số rủi ro với các khoản dư nợ cho vay bất động sản, điều này đặt ra áp lực nhưng cũng để doanh nghiệp thay đổi tích cực hơn. Doanh nghiệp phải có sản phẩm chất lượng, đạt độ tin cậy, đổi mới về quản trị để có thể vay vốn từ ngân hàng. Thiếu vốn trung và dài hạn cũng là một nghịch lý, một mặt yếu của thị trường hiện nay”, ông Châu nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp địa ốc loay hoay tìm nguồn vốn thay thế

    06:00, 11/12/2018

  • Doanh nghiệp địa ốc khó tăng cung vì thủ tục

    06:00, 17/11/2018

  • Doanh nghiệp địa ốc đối mặt với hàng loạt khó khăn

    22:39, 10/11/2018

  • CEO Phú Đông Group: Muốn khởi nghiệp địa ốc có thể chọn xây nhà cho giới trẻ

    06:11, 18/10/2018

  • 5 cách “hốt bạc” từ thị trường ngách của giới đầu tư địa ốc

    10:00, 12/09/2018

  • Những bất ổn trên thị trường địa ốc

    07:00, 03/09/2018

Theo thống kê của HoREA, kết quả hoạt động tín dụng năm 2018 trên địa bàn thành phố rất tích cực. Huy động vốn đạt trên 2,2 triệu tỷ đồng, tăng 12%; tổng nguồn cung tín dụng đạt trên 2 triệu tỷ đồng, tăng 16,31 % so với năm 2017; tỷ lệ nợ xấu chỉ có 2,9% (thấp hơn mục tiêu 3% của Ngân hàng Nhà nước đặt ra và giảm hơn mức 3,17% của năm 2017).

Tình hình lãi suất trong 11 tháng đầu năm 2018 tương đối ổn định, nhưng kể từ đầu tháng 12/2018 lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng trở lên của tất cả 31 ngân hàng thương mại đều tăng để cơ cấu lại nguồn vốn và để đáp ứng tiêu chuẩn an toàn tín dụng. Trong đó, có đến 11 ngân hàng có mức lãi suất huy động tiết kiệm từ 8 - 8,6%/năm tác động làm tăng mặt bằng lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư và cả người mua nhà. 

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào nước ta trong 10 tháng đầu năm 2018 đạt 27,9 tỷ USD, trong đó có gần 6 tỷ USD đầu tư vào bất động sản. Riêng tại TP.HCM, nguồn vốn FDI đạt 6,22 tỷ USD. Trong đó, nguồn vốn FDI vào thị trường bất động sản thành phố tiếp tục tăng trưởng mạnh, đã thu hút được hơn 01 tỷ USD, chiếm 17% tổng nguồn vốn FDI, đứng thứ ba, giảm đáng kể so với năm 2017, đứng đầu là Hàn quốc, Nhật Bản, Singapore, Trung quốc (Hongkong).

HoREA cũng cho biết để sáng tạo tài chính trong bối cảnh xuất hiện thách thức mới về vốn, các doanh nghiệp địa ốc ngoài huy động vốn trên sàn chứng khoán, còn có thể chứng khoán hóa bất động sản với việc áp dụng công nghệ mới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cẩn trọng với dòng vốn nước ngoài
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO