Cần xây dựng một môi trường đầu tư mang tính dự báo

Diendandoanhnghiep.vn Dù đánh giá cao việc cải cách môi trường kinh doanh của Việt Nam, thế nhưng, Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho rằng, cần xây dựng một môi trường đầu tư mang tính dự báo.

>>Nghị quyết 02/NQ-CP: Cải cách cần sự đồng bộ giữa các bộ ngành

Xoay quanh Hội nghị “Nghị quyết 02/NQ-CP: Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”, EuroCham cho rằng, trong suốt 2 năm qua, dịch bệnh đã tác động sâu rộng tới cả thương mại lẫn đầu tư tại Việt Nam, dẫn tới 9/10 doanh nghiệp Châu Âu hứng chịu ảnh hưởng tiêu cực trong đợt bùng phát thứ tư, khi chỉ số BCI đã từng giảm xuống mức thấp kỷ lục. Tuy nhiên, việc triển khai tiêm phủ vắc xin nhanh chóng và đầy quyết tâm của Chính phủ đã cho thấy những tín hiệu lạc quan khi Chỉ số Môi trường Kinh doanh của EuroCham (BCI), đã tăng 42 điểm lên 61 điểm vào tháng 01/2022.

EuroCham khuyến nghị Cần xây dựng một môi trường đầu tư mang tính dự báo - Ảnh minh họa

EuroCham khuyến nghị cần xây dựng một môi trường đầu tư mang tính dự báo - Ảnh minh họa

Đặc biệt, năm 2021, cũng đánh dấu tròn một năm thực hiện EVFTA, thương mại song phương giữa EU và Việt Nam đã tăng 14,8%, đạt khoảng 63,6 tỷ USD, bất chấp vẫn còn những tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19.

Tuy nhiên, theo EuroCham, vẫn còn một số vấn đề nổi lên được cho là những “điểm nghẽn” trong việc phát huy tối đa tiềm năng và tính hấp dẫn của thị trường thương mại và đầu tư của Việt Nam.

Cụ thể, về cơ sở hạ tầng, về nhân lực và về môi trường kinh doanh (thể chế và thủ tục hành chính), trong đó, những hạn chế về môi trường kinh doanh và các “rào cản” về thủ tục hành chính được đánh giá là “điểm nghẽn” và thách thức lớn nhất cần được giải quyết.

Thực tế, Chỉ số Môi trường Kinh doanh BCI của EuroCham Quý IV năm 2021 đã chỉ ra rằng, 32% lãnh đạo doanh nghiệp Châu Âu đánh giá thủ tục hành chính vẫn là “rào cản” lớn đối với việc tận dụng những lợi ích của Hiệp định EVFTA trong hoạt động kinh doanh của họ tại Việt Nam.

Trong đó, tổ chức này hoan nghênh những nỗ lực trong việc cải cách môi trường kinh doanh đầu tư trong nước để tăng tính hấp dẫn của Việt Nam như một điểm đến đầu tư và thương mại. Nổi bật là việc ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP – một nghị định được coi là cuộc cách mạng trong ngành thực phẩm khi áp dụng quản lý rủi ro và chuyển mạnh sang hậu kiểm.

Khi các thực phẩm có nguy cơ thấp (thực phẩm thường, thực phẩm bổ sung) được tự công bố để doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm. Các thực phẩm có nguy cơ cao được đăng ký để cấp phép nhưng thủ tục đơn giản hóa để tránh gây nhũng nhiễu, phiền hà cho doanh nghiệp (chỉ yêu cầu bổ sung duy nhất 1 lần) đã phân cấp mạnh mẽ việc cấp phép xuống các chi cục ATTP tỉnh, chỉ kiểm ngẫu nhiên 5% số lô khi nhập khẩu, giảm 90% số giấy phép và tới 95% kiểm tra Nhà nước.

Đại diện EuroCham phát biểu tại Hội nghị

Đại diện EuroCham phát biểu tại Hội nghị

Theo EuroCham, hiện nay, Việt Nam đang hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu (đề án cải cách về kiểm tra chuyên ngành). Tổ chức này và các thành viên kỳ vọng, Nghị định này sẽ tạo điều kiện nhiều hơn cho doanh nghiệp khi thực hiện kiểm tra chuyên ngành và mong Nghị định sớm được ban hành.

Tổ chức này khuyến nghị, trong cải cách thể chế theo tinh thần Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2022, Chính phủ Việt Nam cần xây dựng một môi trường đầu tư mang tính dự báo và bền vững.

“Đơn cử trong lĩnh vực dược phẩm, chúng tôi mong muốn giải quyết kịp thời những vướng mắc về chính sách hiện nay, giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp thông qua: Thiết lập cơ chế để duy trì hiệu lực của giấy Đăng ký Lưu hành thuốc trong suốt vòng đời sản phẩm, tương tự như các quốc gia khác, thay vì phải gia hạn 5 năm một lần; Hài hòa các yêu cầu hành chính với các hướng dẫn và thông lệ quốc tế (đặc biệt là Giấy chứng nhận sản phẩm dược phẩm); Bãi bỏ các yêu cầu hành chính khó thực thi cũng như không hỗ trợ cho mục đích bảo đảm tính an toàn, chất lượng, hiệu quả của sản phẩm;

Triển khai tự động đồng bộ hóa các thông tin chính thức về cập nhật, điều chỉnh hồ sơ trong các danh mục khác nhau để đảm bảo thông tin thuốc luôn được cập nhật đồng thời giảm khối lượng công việc cho cơ quan quản lý”, đại diện EuroCham nêu quan điểm.

Cũng theo đại diện tổ chức này, những cải cách về thủ tục hành chính khi được tiến hành, cần có một khoảng thời gian để thích ứng phù hợp, cũng như có tính dự báo và thực tiễn. Ví dụ, các doanh nghiệp thành viên của EuroCham gặp khó khăn rất nhiều khi không đủ thời gian để phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết để áp dụng hóa đơn điện tử ngay trong năm 2021.

Cụ thể, EuroCham khuyến nghị, trường hợp doanh nghiệp không được xếp vào nhóm doanh nghiệp rủi ro cao về thuế, đề nghị cho phép doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã xác nhận theo yêu cầu. Đồng thời, cải cách thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính cần coi chuyển đổi số là trọng tâm… 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần xây dựng một môi trường đầu tư mang tính dự báo tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711622078 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711622078 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10