Tuyến đường cao tốc nối Ninh Bình-Hải Phòng có chiều dài 25,3km. Đây là dự án giao thông trọng điểm quốc qua, có ý nghĩa quan trọng tạo động lực, không gian cho phát triển của địa phương và khu vực.
>>>Dự kiến gần 400km đường cao tốc, dự án đường sắt sẽ sử dụng mô hình PPP++
Tuyến đường cao tốc nối Ninh Bình - Hải Phòng sắp được khởi công, với tổng mức đầu tư gần 7.000 tỷ đồng. Đây là dự án giao thông trọng điểm quốc gia. Để chuẩn bị khởi công thực hiện. Dự án nhằm mục tiêu hoàn thiện mạng lưới đường bộ cao tốc thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050, kết nối các tỉnh, thành phố, tạo không gian phát triển mới, khai thác tiềm năng và tạo động lực phát triển vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ.
Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Ninh Bình, dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua địa bàn huyện Yên Khánh, huyện Yên Mô của tỉnh này có chiều dài 25,3km. Tổng vốn đầu tư dự kiến là 6.865 tỷ đồng. Theo thiết kế dự án tại địa bàn tỉnh Ninh Bình, tuyến đường có điểm đầu ở nút giao Mai Sơn trên tuyến cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45 thuộc huyện Yên Mô; điểm cuối tại cầu vượt sông Đáy thuộc xã Khánh Cường, huyện Yên Khánh.
Trên tuyến sẽ xây dựng 12 cầu (9 cầu trên tuyến chính, 3 cầu vượt ngang dân sinh); xây dựng 3 nút giao liên thông gồm: Nút giao Khánh Dương (Km5+450), nút giao Khánh Nhạc (Km15+950) và nút giao Khánh Cường (Km 25+860). Trong dự án, số tiền giải phóng mặt bằng khoảng 1.500 tỷ đồng. Tại các nút giao, trung bình mỗi nút khoảng 500 - 600 tỷ chưa tính xây dựng 12 cầu mới.
Dự kiến trong tháng 7/2024, tỉnh Ninh Bình sẽ trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định đánh giá tác động môi trường đối với dự án. Dự kiến tiến độ thực hiện hồ sơ phê duyệt thiết kế kỹ thuật trong tháng 11/2024; trong tháng 12/2024 sẽ tổ chức lựa chọn nhà thầu xây lắp và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, khởi công công trình.
Đến nay, các ngành chức năng tỉnh Ninh Bình đã khảo sát tất cả các mỏ vật liệu trên địa bàn về nguồn vật liệu phục vụ dự án; tính toán xác định nhu cầu vật liệu của dự án. Trong đó, đất đắp khoảng 5,5 triệu m3; đá khoảng 1,0 triệu m3; cát đắp khoảng 1,5 triệu m3.
Tỉnh này đã thực hiện kiểm đếm sơ bộ phạm vi ảnh hưởng bởi dự án, số hộ bị ảnh hưởng khoảng 3.235 hộ, trong đó đất nông nghiệp khoảng 2.630 hộ, đất ở khoảng 605 hộ. Dự kiến bố trí 12 khu tái định cư (6 khu ở huyện Yên Khánh 6 khu và 6 khu ở huyện Yên Mô). Các huyện đang hoàn thiện thủ tục phê duyệt Quy hoạch các khu Tái định cư bố trí cho dự án.
Được biết, ngay sau khi dự án được phê duyệt, địa phương đã nhanh chóng vào cuộc, đẩy nhanh hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ liên quan. Tiến độ thực hiện các hồ sơ như phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự kiến trong tháng 11/2024; Tổ chức lựa chọn nhà thầu xây lắp, dự kiến trong tháng 12/2024; Phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, khởi công công trình, dự kiến trong tháng 12/2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”.
Con đường kết nối
Theo ông Nguyễn Quang Minh - Phó giám đốc Sở GTVT Ninh Bình, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua huyện Yên Khánh và huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình đã hạn chế và rẻ hơn so với các suất đầu tư của Bộ Xây dựng đưa ra. Trong dự án, số tiền GPMB khoảng 1.500 tỷ đồng, còn các nút giao tính trung bình mỗi nút khoảng 500-600 tỷ chưa tính xây dựng 12 cầu mới.
Theo thiết kế, dự án có điểm điểm đầu tại nút giao Mai Sơn trên tuyến đường cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45; Điểm cuối tại cầu vượt sông Đáy thuộc xã Khánh Cường, huyện Yên Khánh. Đây là dự án xây dựng tuyến đường cao tốc theo quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh với tốc độ thiết kế 120km/h.
Được biết, UBND tỉnh Ninh Bình đã bàn giao cho các địa phương để xác định các loại đất như: Đất thổ cư, đất nông nghiệp và các loại đất khác. Trên cơ sở đó, các địa phương đã kiểm kê sơ bộ và thống nhất phương án bố trí khu tái định cư.
Dự kiến bố trí 12 khu tái định cư (Yên Khánh 6 khu và huyện Yên Mô 6 khu). Hiện các huyện đang hoàn thiện các thủ tục phê duyệt Quy hoạch các khu Tái định cư bố trí cho dự án.
Bên cạnh đó, các ngành chức năng tỉnh Ninh Bình đã khảo sát tất cả các mỏ vật liệu trên địa bàn về nguồn vật liệu phục vụ dự án và tính toán xác định nhu cầu vật liệu của dự án, trong đó đất đắp khoảng 5,5 triệu m3, đá khoảng 1,0 triệu m3, cát đắp khoảng 1,5 triệu m3.
Ông Nguyễn Xuân Tuyển - Chủ tịch UBND huyện Yên Khánh cũng cho biết, xác định rõ tầm quan trọng đặc biệt của tuyến đường này, chính quyền huyện Yên Khánh đã tập trung thực hiện các quy trình, thủ tục để triển khai dự án; chỉ đạo cơ sở chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cũng như sẵn sàng công tác GPMB khi dự án triển khai trên thực địa. Hiện nay, huyện đã chỉ đạo các phòng, ban tập trung phối hợp với các địa phương rà soát, sẵn sàng các phương án GPMB để triển khai dự án.
Có thể thấy, dù chưa triển khai trên thực địa, nhưng dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Ninh Bình đã nhận được sự ủng hộ cao trong Nhân dân. Điều này thể hiện sự đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Ninh Bình cũng như sự đồng thuận của Nhân dân trong triển khai dự án. Đây cũng chính là tiền đề quan trọng để Ninh Bình triển khai dự án thuận lợi, tạo động lực cho sự phát triển của tỉnh trong tương lai.
Theo ông Bùi Ngọc Hiếu - Giám đốc Công ty Logistics Tân Hải Long, tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng sau khi đường hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian giao thông, giảm chi phí vận chuyển logistics. Đặc biệt, khi tuyến đường được hình thành kết nối với các tuyến cao tốc, các tuyến quốc lộ (quốc lộ 10, quốc lộ 1, quốc lộ 21, quốc lộ 37 mới), các trục phát triển kinh tế như: Đường trục phát triển kinh tế tỉnh Nam Định, tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần; tuyến đường Thái Bình - Cồn Vành. Hải Phòng - Khuể...
Có thể bạn quan tâm