“Cáo trạng” nào để xử lý nợ xấu hậu COVID-19?

NGỌC THÁI 03/08/2021 13:00

Tác động của đại dịch COVID-19 đã khiến nền kinh tế bị xáo trộn, nhiều doanh nghiệp tuyên bố phá sản và không ít đơn vị lao đao vì loay hoay với dòng tiền vào-ra bị “mắc kẹt”…

Mặc dù, dự báo về tỷ lệ nợ xấu phát sinh sẽ có nguy cơ tăng cao trong bối cảnh hiện nay nhưng việc hạn chế, thậm chí “von tròn” để hạn chế tối thiếu ở dưới mức 3% theo quy định của ngành ngân hàng đang là bài toán khó.

Trong buổi tọa đàm liên quan đến chủ đề “Nợ xấu trong đại dịch COVID-19-Giải pháp hỗ trợ ngành ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp” được tổ chức hồi cuối tháng 6 vừa qua tại Hà Nội, nhiều chuyên gia tài chính đã cảnh báo nguy cơ này có thể dẫn đến tình trạng khó kiểm soát trong thời gian tới.

Và, vấn đề thu hồi nợ xấu bằng cách hoán đổi, bán – mua các tài sản thế chấp từ khách hàng của ngân hàng sẽ rơi vào thế “ngồi trên đống lửa”, phát sinh nhiều hệ lụy rủi ro cho nhiều đối tượng liên quan.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam thì chỉ tính riêng từ năm 2017 đến hết quý I/2021 đã có 530.000 tỷ đồng được hệ thống các tổ chức tín dụng xử lý, thu hồi vốn xong. Dự báo, trong bối cảnh trong và sau đại dịch COVID-19, vấn đề phát sinh nợ xấu sẽ cao và giải pháp để thu hồi không thể đi theo lập trình như trước được nữa.

Nợ xấu ngân hàng đang được dự báo tăng trong và sau đại dịch COVID-19

Nợ xấu ngân hàng đang được dự báo tăng trong và sau đại dịch COVID-19

Lý do là ảnh hưởng của dịch COVID-19 sẽ kéo theo hàng loạt doanh nghiệp bị thụt giảm doanh thu, thậm chí tê liệt về dòng tiền xoay vòng, chưa kể các vấn đề liên quan đến dây chuyền sản xuất, đối tác truyền thống… bị xáo trộn, cơ cấu nền kinh tế bị biến động.

Thực tế, không ít doanh nghiệp đã rơi vào cảnh “bó biên” trong suốt thời gian qua vì “ngấm đòn” của dịch COVID-19, không thể khởi động được dây chuyền sản xuất kinh doanh. Điển hình như ngành vận tải logistics, hàng không… doanh thu đã sụt giảm, hàng hoá lưu thông chậm, thậm chí là ách tắc kéo dài chưa tìm được lối thoát.

Để “tiếp sức” cho khó khăn này, Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành yêu cầu các hệ thống tín dụng thực hiện giãn thời gian trả nợ, miễn, giảm lãi suất, khoanh nợ phát sinh… nhưng cái quan trọng đối với doanh nghiệp vẫn là phải tạo mọi điều kiện tối ưu để họ duy trì đà tăng trưởng bằng sản xuất kinh doanh.

Trở lại với vấn đề xử lý nợ xấu trong đại dịch COVID-19, nếu như Thông tư 03 trở thành “cửa sáng” cho hệ thống các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp thì mặt trái của cơ chế này cũng có thể phát sinh hệ lụy.

Đó là việc khoanh nợ, giảm lãi, xoá nợ lãi… sẽ khiến nhiều doanh nghiệp lợi dụng cơ chế này có thể tìm mọi cách “bắt tay” với ngân hàng để sẵn sàng áp dụng cơ chế "win-win" với nhau.

Câu chuyện về vấn đề loay hoay xử lý thanh lý tài sản để thu hồi nợ từ Cty CP Hoá chất Vinh đối với Agribank Tây Nghệ An đang khiến dư luận quan tâm suốt thời gian qua

Câu chuyện về vấn đề loay hoay xử lý thanh lý tài sản để thu hồi nợ xấu từ Công ty CP Hoá chất Vinh đối với Agribank Tây Nghệ An đang khiến dư luận quan tâm suốt thời gian qua.

Chẳng hạn như câu chuyện xử lý gói nợ xấu (nhóm 5) hàng chục tỷ đồng của Agribank chi nhánh Tây Nghệ An với Công ty CP Hoá chất Vinh kéo dài suốt thời gian qua đến nay vẫn còn loay hoay giải quyết. Mặc dù, văn bản đi-văn bản đến và cả không ít đối thoại trực tiếp giữa Agribank Tây Nghệ An với doanh nghiệp này để tìm cách thu hồi nợ nhưng do sự lỏng lẻo của cơ chế ràng buộc ngay từ đầu, cộng thêm khâu thẩm định có vấn đề nên đến bây giờ, khi được hỏi bao giờ ngân hàng sẽ thu hồi được nợ thì lãnh đạo tổ chức tín dụng này vẫn không thể trả lời được.

Nguyên nhân do dịch COVID-19 nên công tác thanh lý, bán phát mại tài sản cũng được chính đại diện lãnh đạo Agribank Tây Nghệ An đưa ra khi phóng viên đặt câu hỏi về thời gian ấn định xử lý nợ xấu của Cty CP Hoá chất Vinh.

Nhưng, đằng sau câu chuyện này, về trách nhiệm xử lý cán bộ liên quan trong khâu thẩm định tài sản, năng lực kinh doanh để đưa ra hạn mức tín chấp, trình duyệt hồ sơ cho Công ty Hoá chất Vinh vay vốn vẫn chưa được làm rõ… Chưa kể, với lối điều hành, quản lý như vậy thì không biết sẽ nảy sinh bao nhiêu gói nợ xấu khó đòi nữa trong thời gian tới?.

Và, nợ xấu đương nhiên sẽ khó giải quyết vì sự ràng buộc trước đó, sự trông chờ vào cơ chế Nhà nước đối với những doanh nghiệp chây ì trách nhiệm nghĩa vụ phải thực hiện theo nguyên tắc mà Luật đã quy định.

Và, chắc chắn cụm từ “nguyên nhân khách quan”, hoặc “lý do bất khả kháng” sẽ xuất hiện dày đặc trong các bản án được toà án phán quyết cuối cùng trong hồ sơ các vụ việc liên quan đến xử lý nợ xấu, thu hồi vốn của các ngân hàng đường cùng phải tiến hành khởi kiện doanh nghiệp-khách hàng của mình.

“Vô phúc đáo tụng đình” là điều bất đắc dĩ mới phải đưa nhau ra toà án để phân chia tranh chấp, xử lý trách nhiệm của các bên liên quan, trong đó có vấn đề xử lý nợ xấu. Nhưng, làm sao để không phải trở thành “đối thủ” của nhau ở cơ quan công quyền thì vấn đề thế chế hoá cơ chế xử lý, gắn trách nhiệm của các bên liên quan ngay từ giai đoạn “bắt tay” hợp tác hiện nay vẫn chưa được ban hành, áp dụng.

Có thể bạn quan tâm

  • Nên mở rộng phạm vi điều chỉnh luật về xử lý nợ xấu

    Nên mở rộng phạm vi điều chỉnh luật về xử lý nợ xấu

    04:00, 03/08/2021

  • Ứng phó nợ xấu tương lai

    Ứng phó nợ xấu tương lai

    13:10, 02/08/2021

  • 6 tháng cuối năm, nợ xấu nội bảng ngân hàng tăng bao nhiêu?

    6 tháng cuối năm, nợ xấu nội bảng ngân hàng tăng bao nhiêu?

    05:43, 02/08/2021

  • Nghệ An: Loay hoay với khoản nợ xấu của Công ty CP Hoá chất Vinh

    Nghệ An: Loay hoay với khoản nợ xấu của Công ty CP Hoá chất Vinh

    04:10, 31/07/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Cáo trạng” nào để xử lý nợ xấu hậu COVID-19?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO