Cấp thiết sản xuất cấu kiện tiền chế trong lĩnh vực xây dựng

Th.S. NGUYỄN HỒNG HẠNH - Phó CT kiêm P.TGĐ Tập đoàn GFS, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ GFS 16/09/2021 14:50

Sản xuất cấu kiện tiền chế trong lĩnh vực xây dựng đang là nhu cầu bức thiết về bảo vệ môi trường và nhu cầu nhà ở của hàng triệu người dân lao động trong cả nước.

Diễn đàn Doanh nghiệp trích đăng bài tham luận của Th.S. Nguyễn Hồng Hạnh - Phó Viện trưởng Viện Công nghệ GFS, thành viên của VUSTA tại Hội nghị “Đội ngũ trí thức khoa học và Công nghệ Việt Nam triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng” tổ chức mới đây.

Th.S. Nguyễn Hồng Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ GFS trình bày tham luận tại Hội nghị

Th.S. Nguyễn Hồng Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ GFS trình bày tham luận tại Hội nghị

NHU CẦU BỨC THIẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NHU CẦU NHÀ Ở

Sản xuất cấu kiện tiền chế trong lĩnh vực xây dựng là đề tài mang tính thời sự và khoa học, là nhu cầu bức thiết về bảo vệ môi trường và nhu cầu nhà ở của hàng triệu người dân lao động trong cả nước.

Dự kiến trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều dự án nhiệt điện than được đưa vào hoạt động. Để xử lý hàng triệu tấn xỉ thải đang gây ô nhiễm môi trường thành vật liệu, cấu kiện tiền chế chất lượng cao, cách âm, cách nhiệt phục vụ xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi; đặc biệt các công trình cần bền vững trong môi trường biển.

Làm thế nào để có thể thay thế nhiều triệu mét sàn, nhà chung cư cũ đã xuống cấp tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM sao cho đảm bảo chất lượng, kỹ, thuật, mỹ thuật, giá thành cạnh tranh, tiến độ thi công nhanh và đặc biệt không gây ô nhiễm bụi, tiếng ồn trong nội đô; đảm bảo hài hòa, lợi ích các thành phần trong xã hội, đẩy mạnh chỉnh trang đô thị văn minh hiện đại.

Làm thế nào để đáp ứng nhiều triệu mét sàn, nhà ở cho người công nhân tại các khu công nghiệp trong cả nước, nhu cầu này đặc biệt bức thiết không chỉ khi cần áp dụng chính sách “ba tại chỗ” tại các khu công nghiệp như hiện nay mà cần cho cả lâu dài. Nhu cầu này đòi hỏi:

Thứ nhất: Đảm bảo hạ tầng, các tiện ích cần thiết, tối thiểu để người lao động yên tâm làm việc: Nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà trẻ, y tế, siêu thị, thư viện, sân thể thao… như mô hình 50 khu thiết chế công đoàn đang chuẩn bị tiến hành thí điểm tại các tỉnh thành theo QĐ số 1729 năm 2020 của TTCP “Đầu tư xây dựng các thiết chế của Công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất”.

Thứ hai: Chất lượng và kỹ thuật, mỹ thuật công trình được nâng cao, thay đổi tư duy nhà ở công nhân, nhà ở xã hội là chất lượng thấp.

Thứ ba: Giá thành cạnh tranh để đảm bảo phù hợp với sức mua, sức thuê của người lao động.

Thủ tướng đã rất quan tâm đến cả 3 vấn đề nêu trên. Một trong những Nghị định đầu tiên của Chính phủ được Thủ tướng ký ban hành trên cương vị mới là Nghị định 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ, với nhiều điểm đột phá về thể chế.

Thủ tướng đã chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu, quan tâm hơn việc xây dựng nhà ở cho công nhân ngay tại các khu công nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Thủ tướng cũng rất dứt khoát trong quan điểm “không đánh đổi tiến bộ, công bằng xã hội, không đánh đổi môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần”.

2 CƠ SỞ VỮNG CHẮC ĐỂ THỰC HIỆN

Tuy nhiên, để đạt 3 mục tiêu nêu trên về giải pháp kinh tế - kỹ thuật cần dựa trên hai cơ sở vững chắc.

Cơ sở thứ nhất là khoa học công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng.

Hiện nay, Viện Công nghệ GFS thuộc Tập đoàn GFS đã sở hữu trên 40 phát minh sáng chế và liên tục tích hợp các thành tưu khoa học công nghệ trong và ngoài nước bao gồm: Vật liệu, kết cấu, nền móng, số hóa và giải pháp phần mền IT trong xử lý thiết kế, quản lý, điều hành, có thể tiết giảm giá thành chi phí xây dựng từ 10% đến 20%.

Thế giới hiện đã có những bước tiến xa trong xây dựng nhà tiền chế, ví dụ như một toà nhà 10 tầng tại Trung Quốc có thể được lắp ráp hoàn thiện trong 28 giờ hay một tòa nhà khách sạn Marriott tại New York 26 tầng được sản xuất tại Ba Lan và lắp ráp trong 90 ngày.

Cơ sở thứ hai là cấu kiện tiền chế được sản xuất hàng loạt lớn theo quy mô công nghiệp.

Các cấu kiện điển hình có tính lắp ráp cao được sản xuất với quy mô công nghiệp lớn, dựa trên cơ sở số hóa, tự động hóa trong công nghiệp xây dựng sẽ giảm lao động thủ công, giảm giá thành xây dựng. Theo đó, một doanh nghiệp có sản lượng sản xuất trên một triệu m2 sàn XD trong 1 năm sẽ phát huy được sức mạnh của Công nghiệp hoá, sản xuất hàng loạt. Vai trò đơn hàng xây dựng lớn là bà đỡ quan trọng cho giảm giá thành.

Thực tế đã chứng minh, việc phát huy nội lực của đất nước vô cùng quan trọng. Một bài học trong lĩnh vực nông nghiệp đã cho thấy năm 1988 khi cả nước phải nhập khẩu lương thực, việc Khoán 10 được áp dụng và đã đưa người dân tới đủ ăn, sau đó Việt Nam đã trở thành cường quốc thứ 2 về xuất khẩu lúa gạo.

Vậy trong công nghiệp xây dựng tiền chế, xuất phát từ thế mạnh khoa học công nghệ sản xuất hàng loạt lớn, giảm giá thành xây dựng, nâng cao sức cạnh tranh là hai yếu tố đẩy mạnh phát triển xây dựng tiền chế theo vòng xoáy tăng dần có đột phá như các nước hay không là nhờ vào sự hỗ trợ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các cấp ban ngành.

SỰ HỢP TÁC CHẶT CHẼ CỦA NHIỀU TỔ CHỨC VÀ DOANH NGHIỆP

Đây là một đề tài lớn, được Tập đoàn GFS sẽ triển khai trên cơ sở hợp tác chặt chẽ với nhiều tổ chức, nhiều doanh nghiệp với mục tiêu tạo ra sản phẩm là phù hợp với sức mua, sức thuê của người lao động.

Trong đó, về khoa học công nghệ, Viện Công nghệ GFS đã và đang hợp tác với VUSTA và các Hội thành viên của Vusta trong ngành xây dựng VN... các tổ chức, doanh nghiệp khoa học công nghệ trong và ngoài nước để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao khắc phục các hạn chế còn tồn tại.

Về nhu cầu đơn hàng, Tập đoàn sẽ tranh thủ cao nhất các nhu cầu đầu tư của các địa phương. Đặc biệt xây dựng cải tạo lại chung cư cũ tại thủ đô Hà Nội, TPHCM. Tham gia đấu thầu các dự án thiết chế Công đoàn tại các tỉnh: Hưng Yên, Nam Định, Khánh Hòa,…

Đồng thời áp dụng giải pháp công nghệ của nền kinh tế số, đủ mạnh, đủ thông minh, đảm bảo quá trình vận hành nhịp nhàng, thông suốt, hiệu quả cho mọi thành phần tham gia chuỗi đầu vào – đầu ra của các doanh nghiệp liên quan bao gồm các Nhà thầu lớn tại VN thi công với công nghệ phù hợp; Hợp tác với các doanh nghiệp sử dụng lao động như: Foxcom. LG…; Hợp tác với các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.

CẦN SỰ VÀO CUỘC MẠNH MẼ CỦA CHÍNH PHỦ

Tập đoàn GFS có những kiến nghị. Cụ thể, về xử lý tro, xỉ thải, ví dụ ở Bình Thuận hiện đang tồn 11 triệu tấn tro xỉ. Để giải quyết được vấn đề này một cách triệt để đề nghị Thủ tướng Chính phủ có những chính sách và giải pháp thiết thực, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cấp đất để DN đầu tư nhà máy xử lý tro, xỉ, sản xuất cấu kiện tiền chế gần các nhà máy nhiệt điện phải được xử lý nhanh vì hiện nay theo quy trình cấp đất tại các tỉnh còn rất chậm.

Đồng thời, đề nghị các Bộ, ngành liên quan có chính sách đồng bộ để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp xử lý tro xỉ sản xuất cấu kiện tiền chế. Để tạo cơ hội cho sản phẩm cấu kiện tiền chế, lắp ghép không gây ô nhiễm tiếng ồn, bụi trong nội đô, đảm bảo chất lượng, giảm thời gian thi công, giảm giá thành xây dựng cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh cho các dự án: Xây dựng lại chung cư cũ, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp…trong thời gian tới.

Về khu thiết chế công đoàn, trong Nghị định 49/2021 cần quy định rõ hơn về phương pháp tính toán tỷ lệ quỹ đất thương mại 20% giành cho nhà đầu tư được sử dụng xây dựng nhà ở Thương mại vì Nghị định 49 không định nghĩa, hướng dẫn chi tiết thế nào là đất xây dựng nhà ở. Thời gian qua nhiều địa phương có văn bản hỏi bộ xây dựng về nội dung này nhưng chưa được giải quyết triệt để.

Khu nhà ở thiết chế Công đoàn tại Nam Định sẽ được Tập đoàn GFS áp dụng sử dụng cấu kiện tiền chế

Khu nhà ở thiết chế Công đoàn tại Nam Định sẽ được Tập đoàn GFS áp dụng sử dụng cấu kiện tiền chế

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết tháo gỡ cho các địa phương và Doanh nghiệp. Nên giao đất cho chủ đầu tư khi tham gia đầu tư vào khu thiết chế công đoàn để vận hành tòa nhà, đặc biệt đẩy mạnh việc cho công nhân thuê nhà.

Về quỹ đất làm nhà ở xã hội trong các khu Dự án nhà ở thương mại, đề nghị Thủ tướng tiếp tục cho sửa đổi, bổ sung Nghị định 49/2021 tháo gỡ cho DN về quy định quỹ đất khu vực làm nhà xã hội vì: “Dự án từ 2 ha trở lên phải dành 20% quỹ đất để làm nhà XH ngay trong khu dự án nếu được phân khúc cho người có thu nhập cao là không hợp lý (trước đây được đóng bằng tiền).

Nhà ở xã hội nên được quy hoạch đồng bộ và xây khu riêng sẽ giảm được chi phí hạ tầng cho nhà đầu tư và người lao động. Đồng thời giao chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội trong kế hoạch 5 năm và hàng năm cho thành phố và các địa phương.

Về chính sách tài chính, tại Nghị định 49/2021 đang quy định mức lãi suất vay vốn mua nhà không cao hơn 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại, kính trình Thủ tướng xem xét điều chỉnh, bổ sung chính sách huy động vốn dài hạn cho doanh nghiệp hoạt động đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.

Chính sách áp dụng cho người mua nhà ở xã hội và công nhân mua nhà tại các khu thiết chế công đoàn không vượt quá 40% lãi suất cho vay bình quân của các NHTM bởi những khách hàng này là những người có thu nhập thấp và hoàn cảnh khó khăn.

Có thể bạn quan tâm

  • [eMagazine] “Liều thuốc mới” đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ

    [eMagazine] “Liều thuốc mới” đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ

    05:30, 30/08/2021

  • Hóa giải lợi ích cải tạo chung cư cũ

    Hóa giải lợi ích cải tạo chung cư cũ

    15:00, 30/07/2021

  • Gia Lai: Doanh nghiệp cần làm gì để vật liệu xây dựng không nung “cất cánh”?

    Gia Lai: Doanh nghiệp cần làm gì để vật liệu xây dựng không nung “cất cánh”?

    11:02, 08/09/2021

  • Bình ổn giá vật liệu xây dựng

    Bình ổn giá vật liệu xây dựng

    04:20, 27/08/2021

  • Bảo vệ tài nguyên Quốc gia nhìn từ việc tăng giá vật liệu xây dựng

    Bảo vệ tài nguyên Quốc gia nhìn từ việc tăng giá vật liệu xây dựng

    01:00, 10/07/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cấp thiết sản xuất cấu kiện tiền chế trong lĩnh vực xây dựng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO