CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN: "Cò đất" tạo sóng ảo - Bài học nhiều nhưng vẫn lắm "thiêu thân"

MAI AN 06/03/2021 05:05

Vừa trải qua 2 tháng đầu năm, nhiều khu vực đất nền đã liên tục được "tạo sóng", đẩy giá. Dù đây là hiện tượng cũ, diễn ra nhiều năm nay tuy nhiên vẫn không ít người sập bẫy.

Cơn sốt đất chớp nhoáng tại Bình Phước đã khiến UBND huyện Hớn Quản phải ra công văn cảnh báo

Nhà đầu tư "thiêu thân" 

Báo cáo Thị trường bất động sản 2020 của Bộ Xây dựng công bố mới đây cho thấy, một số khu vực đất đai người dân quản lý trong làng xã các vùng Sơn Tây, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hoài Đức có mức giá 25 – 30 triệu/m2, tăng 50% so với năm 2019; các vùng như Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên cũng tăng khoảng 20 – 30% so với năm 2019.

Tại Tp. Hồ Chí Minh, kể từ sau thông tin Tp. Hồ Chí Minh sẽ sáp nhập quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức thành một thành phố mới, giá nhà đất ở các quận này liên tục tăng nhiều đợt.

Tại Đà Nẵng, thời gian qua, thị trường cũng râm ran với thông tin đất nền Đà Nẵng "nóng" trở lại. Khảo sát trên các trang rao bán BĐS, hội nhóm nhà đất Đà Nẵng cũng xuất hiện nhiều thông tin đăng bán đất Đà Nẵng với giá cao hơn so với mặt bằng trước Tết.

Thậm chí, nhiều cò đất còn phao tin có đại gia từ Hà Nội, TP.HCM đang tìm mua, gom đất Đà Nẵng, hay đất Đà Nẵng và Quảng Nam đang ấm trở lại từ sau Tết, đến tháng 6 là tăng cao,…

Cảnh tượng "người nối người" mua đất tại Bình Phước đã không còn sau một tuần

Có thể nói, những năm gần đây, các đợt "sóng đất" liên tục được các nhóm đầu cơ thổi lên, giá đất, lấy đi nhiều nước mắt và cả xương máu của đại gia ôm đất. Bài học sau cùng đó là buôn vài miếng đất lên đời đại gia nhưng rồi phải khóc ròng vì vỡ nợ khi thị trường sụt giảm, đổ vỡ. Có người không chịu nổi đã tìm đến cái chết để thoát nỗi ám ảnh giá đất trượt dài, áp lực nợ ngân hàng đè nặng.

Thế nhưng, việc các nhà đầu tư liên tục đổ về Bình Phước trong đợt "sốt đất" mới đây có thể thấy vẫn nhiều nhà đầu tư "thiêu thân" vào các đợt sốt ảo, chạy theo quy hoạch.

4 nguyên nhân sốt đất ảo

Theo GS. Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, có 4 nguyên nhân chính của tình trạng sốt đất ảo lặp đi lặp lại.

Một là, khi có đầu tư phát triển thì giá đất tăng lên khá nhanh, làm tổng giá trị đất đai tăng thêm, có thể làm đổi đời người có đất. Hai là, những người có tiền muốn tham gia để có tiền nhiều hơn trong khi rất thiếu chuyên nghiệp, hay bị tác động của hiệu ứng đám đông, tức là chỉ vì khát vọng của lòng tham mà không đủ luận cứ. Ba là, giới đầu cơ thành thạo hơn kích động lòng tham để kiếm lời từ tham gia cò mồi, dẫn mối, thậm chí cả "lướt sóng" giai đoạn đầu. Bốn là, chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước cũng chưa nghĩ ra cách gì để khắc phục tình trạng tiêu cực này.

GS Đặng Hùng Võ cho biết, cả người mua lẫn cơ quan chức năng đều thiếu chuyên nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho một số đối tượng lợi dụng, gom đất, bán đất làm náo loạn thị trường.

Trong khi gần như 90% các vụ việc sốt đất gần đây, đều mới chỉ là chủ trương, chưa được phê duyệt quy hoạch. Trung tâm của câu chuyện là các nhóm đầu cơ muốn thu một phần lợi ích lớn từ giá trị đất đai tăng thêm do đầu tư mang lại. Trong khi đó, nhiều người đã tính nhận chuyển nhượng đất đai gấp đôi giá thị trường kể từ khi có chủ trương quy hoạch, nếu sau này có bị Nhà nước thu hồi đất thì cũng vẫn được "lãi lớn" từ tiền bồi thường, hỗ trợ.

Những tác động xấu

Ông Trần Khánh Quang, chuyên gia bất động sản cho rằng, việc các nhà đầu tư mua trên tin đồn, mua trên giá trị lợi nhuận khiến giá đất tăng nóng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ tác động xấu lên thị trường và toàn nền kinh tế.

Nói rõ hơn về điều này, ông Quang cho biết, sau mỗi cơn sốt đất, thị trường sẽ phải đối mặt với 4 tác động chính. Không chỉ người mua, người bán, doanh nghiệp mà cả ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều khoản nợ xấu.

Cụ thể: Thứ nhất: Khi giá đất bị đẩy lên cao, người có nhu cầu thực về bất động sản rất khó tìm được một căn nhà hay miếng đất có giá trị phù hợp. Thứ hai: Các doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất sẽ gặp khó khăn về đền bù, giải phóng mặt bằng. Thứ ba: Ngân hàng sẽ khó khăn trong việc định giá tài sản nếu người vay dùng bất động sản này làm tài sản thế chấp.

Thứ tư: Giới đầu tư, đầu cơ đất thường sử dụng đòn bẩy tài chính bằng việc vay vốn ngân hàng. Khi cơn sốt đi qua, vỡ bong bóng bất động sản, ngân hàng sẽ đối mặt với rất nhiều khoản nợ xấu có thể mất rất nhiều năm để xử lý.

Có thể bạn quan tâm

  • Hồi chuông cảnh tỉnh “sốt đất” ăn theo đề xuất sân bay

    Hồi chuông cảnh tỉnh “sốt đất” ăn theo đề xuất sân bay

    11:00, 03/03/2021

  • Cảnh giác cơn sốt đất Bình Phước

    Cảnh giác cơn sốt đất Bình Phước

    08:28, 27/02/2021

  • Cảnh giác sốt đất ăn theo quy hoạch sân bay

    Cảnh giác sốt đất ăn theo quy hoạch sân bay

    07:00, 05/02/2021

  • Hà Nội: Sốt đất ở miệng “cò”

    Hà Nội: Sốt đất ở miệng “cò”

    07:00, 18/01/2021

  • Phú Quốc

    Phú Quốc "sốt đất" vì trở thành thành phố biển đảo

    07:00, 04/01/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN: "Cò đất" tạo sóng ảo - Bài học nhiều nhưng vẫn lắm "thiêu thân"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO