Câu chuyện Sáng tạo – “mảnh ghép” còn thiếu cho đổi mới kinh tế Việt Nam

Diendandoanhnghiep.vn Muốn tạo thêm giá trị gia tăng và bứt ra khỏi yếu tố “giá rẻ”, Việt Nam cần thúc đẩy tính sáng tạo xung quanh các sản phẩm thế mạnh của quốc gia.

Bộ phim

Bộ phim "A Tourist's Guide to Love" trên Netflix là một "câu chuyện" đẹp về Việt Nam gửi đến thế giới

Cụm từ “nền kinh tế sáng tạo” đã quen thuộc với nhiều người, tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về nội hàm và đóng góp của nó.

>> Có cần chính sách riêng biệt cho kinh tế sáng tạo?

Nếu tính riêng các “hoạt động sáng tạo, nghệ thuật và giải trí”, Statista tính toán doanh thu tại Việt Nam khoảng hơn 110 triệu USD vào năm 2021 và vẫn liên tục tăng từ 2013 tới nay. Con số này được cho là vẫn quá nhỏ bé so với tiềm năng của một đất nước giàu giá trị văn hóa như Việt Nam.

Theo bà Trần Tuệ Tri, chuyên gia Thương hiệu của Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global), muốn tạo ra giá trị gia tăng và bứt ra khỏi yếu tố “giá rẻ”, Việt Nam cần thúc đẩy tính sáng tạo xung quanh các sản phẩm đã là thế mạnh của quốc gia.

Việt Nam là một cường quốc về xuất khẩu cà phê. Đây cũng là một trong những mặt hàng được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, với trung bình một người tiêu dùng chi 2,8 USD cho 1 ly café. Thế nhưng, trong số tiền đó, người nông dân Việt Nam chỉ nhận được khoảng 0,8 USD. Đó là vì chúng ta chưa có thương hiệu.

“Với các thương hiệu nổi tiếng như Starbucks, họ có thể bán được một ly café có giá cao bởi họ đã xây dựng được yếu tố thương hiệu và gắn rất nhiều tính sáng tạo trong đó”, bà Tuệ Tri, người đồng thời cũng là CEO Pharmacity, nhận xét.

Theo bà Trần Tuệ Tri, Việt Nam cần thêm những

Theo bà Trần Tuệ Tri, Việt Nam cần thêm những câu chuyện hấp dẫn để làm giàu thêm giá trị cho sản phẩm Việt

Không chỉ ngành nông sản, nền ẩm thực đa dạng đặc sắc của Việt Nam lâu nay vẫn là một điểm nhấn thu hút sự quan tâm của du khách quốc tế. Tuy nhiên cho tới nay, thương hiệu ẩm thực Việt ở thị trường nước ngoài chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thậm chí, tại Thái Lan, phở Việt cũng bị sử dụng và xuất khẩu dưới mác “made in Thailand”, gây ra sự nhầm lẫn cho một món ăn trứ danh của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế.

Trong kinh tế sáng tạo, thương hiệu bị “đánh mất” cũng đồng nghĩa với thiệt hại to lớn về kinh tế. Nhiều bài học kinh nghiệm đắt giá của chúng ta với các thương hiệu Trung Nguyên, Vinamit, Vinataba … là minh chứng cho tầm quan trọng của việc bảo vệ thương hiệu khi kinh doanh tại nước ngoài.

Chú trọng xây dựng câu chuyện sáng tạo

Đó là lý do vì sao Việt Nam cần tập trung vào nghiên cứu và sáng tạo để nâng cao giá trị gia tăng cho từng sản phẩm của mình. Bởi nếu thiếu câu chuyện sáng tạo, một sản phẩm tốt cũng trở nên tầm thường.

“Bò Kobe (Nhật Bản) nổi tiếng vì câu chuyện chúng được nghe nhạc, mát xa khi nuôi. Và điều đó cộng hưởng vào chất lượng khiến đây trở thành một trong những mặt hàng xa xỉ nhất trên thế giới”, bà Tuệ Tri chia sẻ.

Thiếu sáng tạo là một thiếu sót lớn trong nền kinh tế tiêu dùng ngày nay, giống như một món đồ quý giấu trong hộp mà người ngoài không thể nhìn thấy được.

Một ví dụ khác, nhắc đến Trung Quốc hay Đài Loan là nhắc tới những nơi có nghệ thuật Trà Đạo nổi tiếng trên thế giới. Nhưng ít người biết rằng, Việt Nam là nhà cung cấp chè thô hàng đầu cho các thị trường này, bao gồm cả những giống chè quý như Phổ Nhĩ, Shan tuyết, hay Đông Phương, theo bà Lâm Diệu Linh, một chuyên gia về trà đạo tại Việt Nam.

Vấn đề ở chỗ, Việt Nam lại chưa bao giờ được coi là nơi có nền Trà Đạo phát triển. Không thể phủ nhận, ngoài yếu tố chất lượng, những câu chuyện về nghệ thuật uống trà đã góp phần lớn vào sự nổi tiếng và thành công của ngành trà Trung Quốc. Năm 2021, ngành trà nước này đạt doanh thu gần 80 tỷ USD, trong khi đó Việt Nam chỉ bằng 0,6% con số trên.

Hướng đi nào cho Việt Nam?

Theo bà Tuệ Tri, một chuyên gia từng 25 năm phụ trách mặt thương hiệu cho các tập đoàn hàng đầu như Unilever hay Samsung, Việt Nam cần xác định được “câu chuyện” muốn nói cho các chủ thể muốn nhắm tới, bao gồm người dân, nhà đầu tư nước ngoài và du khách.

Việt Nam có rất nhiều

Việt Nam có rất nhiều "câu chuyện" cần được làm mới để kể cho thế giới

Những “câu chuyện” đó sẽ là yếu tố định vị thương hiệu quốc gia – trụ cột xuyên suốt để các lĩnh vực của nền kinh tế xoay quanh, tạo được tính đồng bộ và dựa trên đó để phát huy tính sáng tạo.

>> Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Nguồn lực cho sự phát triển của quốc gia

Ví dụ, Singapore định vị họ là “quốc gia thông minh”, nên mọi lĩnh vực đều nhấn mạnh yếu tố “thông minh”. Hay Hàn Quốc với đặc trưng là “đẹp, hiện đại, tiện dụng” – điều có thể dễ dàng nhận ra trong các sản phẩm phim ảnh, giải trí, đồ điện tử, ô tô… của nước này.

“Với điều kiện Việt Nam, chúng ta có thể xem xét xây dựng hình ảnh một nhà cung cấp nông sản xanh, ẩm thực xanh cho thế giới; tương lai hướng tới việc trở thành “bếp ăn sạch” toàn cầu”, bà Tuệ Tri nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Câu chuyện Sáng tạo – “mảnh ghép” còn thiếu cho đổi mới kinh tế Việt Nam tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714804935 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714804935 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10