Năm 2012, ở tuổi 23, Wolfe tham gia một dự án khởi nghiệp phát triển ứng dụng hẹn hò qua mạng, hiện có hơn 500 triệu lượt sử dụng.
Trước khi tốt nghiệp đại học, Wolfe từng có khoảng thời gian khó quên du học tại Đông - Nam Á. Làm việc ở trại trẻ mồ côi với tư cách một sinh viên quốc tế tình nguyện giúp Wolfe nhận thức được thế giới chưa bao giờ phẳng. Chênh lệch về mức độ phát triển giữa các quốc gia chỉ có thể khỏa lấp bằng một thứ: Công nghệ. Đó là lý do khiến Wolfe quyết tâm gắn bó với lĩnh vực công nghệ lúc trở lại Mỹ.
Khi rời khỏi Tinder, Wolfe đã đâm đơn khởi kiện công ty cũ vì hành vi quấy rối nơi công sở. Cô nhận được hơn một triệu USD tiền bồi thường cùng một phần nhỏ cổ phần Tinder. Thế rồi, nhờ Bumble, tài sản của cô tăng theo từng ngày.
Bumble, một công ty kinh doanh dịch vụ hẹn hò trực tuyến, đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ Phố Wall vào thứ Tư, khi giá cổ phiếu trong đợt phát hành lần đầu ra công chúng cao hơn phạm vi chào bán của họ và công ty được định giá ở mức hơn 8 tỷ USD.
CEO Wolfe Herd cũng giống nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg, không bao giờ để bản thân bị ám ảnh bởi sản phẩm công nghệ mình làm ra. Trong khi hàng triệu người tìm kiếm nửa kia của mình trên các ứng dụng hẹn hò, Wolfe chọn cách bỏ qua những “bạn trai trên mạng” để tìm một người đàn ông thật sự yêu thương cô ngoài đời. “Dao sắc không gọt được chuôi”, bà mối Wolfe cũng phải nhờ đến người khác “nối dây tơ hồng”.
Ngoài ra, Wolfe Herd còn có một quyết định mang tính chiến lược khi “đẩy” Bumble tới Ấn Độ, một động thái mạo hiểm trong bối cảnh việc hẹn hò còn tương đối mới ở quốc gia này. Chỉ vài tháng trước khi Bumble được ra mắt ở Ấn Độ, một cuộc khảo sát thực hiện bởi Thomson Reuters Foundation với 500 chuyên gia về các vấn đề về nữ giới đã kết luận, Ấn Độ là quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới đối với phụ nữ bởi những yếu tố như bạo lực tình dục và truyền thống văn hóa tác động lên sự an toàn của phụ nữ. Dù vậy, Wolfe Herd không hề ngần ngại.
Wolfie Herd và Bumble đã thành công ủng hộ bộ luật mới của Texas về cấm quấy rối tình dục kỹ thuật số. Công ty hiện đang làm việc với Nghị sĩ Ling Ling Chang ở California (Mỹ) để thông qua một đạo luật tương tự ở bang này. Wolfe Herd cho biết hy vọng có thể giúp thông qua luật liên bang, đó là điều mà công ty “cam kết” thực hiện. Wolfe Herd cho biết cô muốn Bumble như một bằng chứng cho các công ty thấy rằng họ vừa có thể tạo được nhiều lợi nhuận mà vẫn có thể nghĩ cách bảo vệ an toàn cho người sử dụng.
Việc này đã hạn chế tối đa số lượng tin nhắn quấy rối người dùng nữ. Số người sử dụng Bumble là nữ đạt 49,4%, xấp xỉ nam giới, cho thấy thành công của Wolfe. Hiện tại, Bumble là ứng dụng hẹn hò phát triển nhanh nhất tại Mỹ, với số người sử dụng tăng 50-70% mỗi năm. Năm 2016, Bumble bắt đầu chèn quảng cáo vào ứng dụng, và lập tức thu về 100 triệu USD. Bumble được định giá 1-1,5 tỷ USD, trở thành một trong những ứng dụng được yêu thích nhất theo đánh giá từ người sử dụng.
Giá cổ phiếu của Bumble ở mức 43 USD/cổ, cao hơn dự báo ban đầu 28-30 USD, theo CNN. Trong ứng dụng Bumble, sau khi tương hợp (match), phía nữ sẽ được quyền chủ động nhắn tin trước. Mức tăng giúp CEO Whitney Wolfe Herd bỏ túi 900 triệu USD, nâng tổng tài sản của cô lên 1 tỷ USD, theo Bloomberg. Như vậy, Wolfe Herd đã gia nhập "câu lạc bộ" nữ tỷ phú tự thân. Nhóm này chủ yếu sống ở châu Á và chiếm chưa đến 5% tổng tài sản của 500 người giàu nhất thế giới, theo Bloomberg Billionaire Index. 500 người giàu nhất thế giới kiếm được 1.800 tỷ USD trong năm 2020, 91% trong số đó là các tỷ phú nam.
Có thể bạn quan tâm