"Chặn" doanh nghiệp “lách” luật để chuyển giá?

Ngọc Hà 28/06/2018 00:03

Đã có trường hợp doanh nghiệp lợi dụng hoạt động tự thoả thuận mức phí chuyển giao công nghệ để chuyển giá.

Đã có trường hợp doanh nghiệp lợi dụng việc

Đã có trường hợp doanh nghiệp lợi dụng hoạt động tự thoả thuận mức phí chuyển giao công nghệ để chuyển giá. (Ảnh minh họa, nguồn: Internet).

Đây là một trong những bất cập đã được các chuyên gia chỉ ra một cách thẳng thắn khi nói đến các cơ chế, chính sách cho hoạt động chuyển giao công nghệ, giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội. Theo đó, các chuyên gia cũng cho rằng, các chính sách của Việt Nam không ràng buộc doanh nghiệp chuyển giao công nghệ mà nghiêng về khuyến khích nhiều hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • Chuyển giao công nghệ: Doanh nghiệp FDI đã thực sự chủ động?

    Chuyển giao công nghệ: Doanh nghiệp FDI đã thực sự chủ động?

    05:42, 27/06/2018

  • Doanh nghiệp Nhật thâu tóm doanh nghiệp giấy lớn nhất Việt Nam

    Doanh nghiệp Nhật thâu tóm doanh nghiệp giấy lớn nhất Việt Nam

    15:42, 26/06/2018

  • Doanh nghiệp FDI chỉ coi Việt Nam là

    Doanh nghiệp FDI chỉ coi Việt Nam là "xưởng gia công"?

    04:50, 26/06/2018

  • 30 năm vào Việt Nam, FDI vẫn

    30 năm vào Việt Nam, FDI vẫn "khất lần" chuyển giao công nghệ

    17:41, 25/06/2018

Doanh nghiệp “lách” để chuyển giá

Chính sách khuyến khích chuyển giao công nghệ của Việt Nam ra đời song hành cùng với thời điểm mở cửa, thu hút FDI. Đánh giá một cách tổng quan, theo các chuyên gia, công nghệ doanh nghiệp FDI đưa vào Việt Nam mặc dù không phải là mới nhất, tuy nhiên là công nghệ tiên tiến so với các nước trong khu vực.

Năm 1988, pháp lệnh về chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động đầu tư vào Việt Nam với doanh nghiệp nội địa đã được ban hành. Sau pháp lệnh này có rất nhiều Nghị định, thông tư hướng dẫn được cũng được ra đời.

Năm 2006, Quốc hội đã thông qua Luật Chuyển giao công nghệ với hệ tư tưởng thông thoáng và có nhiều điểm mới, tiến bộ so với các Luật, Bộ Luật vào thời điểm đó.

Trong đó có thể nhắc tới việc giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong việc tham gia ký kết thoả thuận hợp đồng chuyển giao công nghệ. Hay như, đã bãi bỏ mức phí thanh toán chuyển giao công nghệ quy định tối đa là không quá 5% theo giá bán tịnh và thời gian hợp đồng chuyển giao công nghệ tối đa là không quá 7 năm. Ngoài ra, những quy định của Luật này cũng cho phép doanh nghiệp tự thoả thuận mức phí và thời gian chuyển giao công nghệ.

Năm 2017, một lần nữa Chính phủ đề xuất và được Quốc hội thông qua Luật Chuyển giao công nghệ, đáp ứng yêu cầu mới phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành, ví dụ như Luật Khoa học công nghệ sửa đổi, Luật Đầu tư sửa đổi.

Luật chuyển giao công nghệ 2017 đã đưa ra những nguyên tắc đảm bảo quyền của các doanh nghiệp, cá nhân khi tham gia chuyển giao công nghệ. Đồng thời Luật đã sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội cũng như bối cảnh chung của khu vực và quốc tế khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn.

Ngoài ra, Luật Chuyển giao công nghệ có thêm một chương mới về thẩm định các dự án đầu tư. Chương này được ra đời xuất phát từ thực tiễn các quy định pháp luật liên quan đển thẩm định dự án đầu tư nói chung và thẩm định công nghệ nói riêng về các bước quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư chưa chặt chẽ, thống nhất.

Chương này đã giải quyết những bất cập từ thực tiễn bằng các quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan về thẩm định của các dự án đầu tư.

Thay đổi theo hướng bền vững và xanh

Luật Chuyển giao công nghệ 2017 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 tới đây. Theo đó, các công nghệ, máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ không còn sử dụng phổ biến ở các quốc gia đang phát triển hay công nghệ sử dụng hóa chất độc hại… sẽ thuộc diện cấm chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao trong nước.

Cụ thể, danh mục công nghệ cấm chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao trong nước công nghệ gồm: Các công nghệ không đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học. Ngoài ra, đó là các công nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

Bên cạnh đó, Luật Chuyển giao công nghệ 2017 khuyến khích chuyển giao công nghệ sản xuất, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, công nghệ tạo ra sản phẩm sử dụng đồng thời cho quốc phòng, an ninh và dân dụng…

Điều này hoàn toàn phù hợp với những định hướng mới trong chiến lược thu hút FDI giai đoạn mới và trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị tổng kết 30 năm thu hút FDI, nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và xanh.

Liên quan đến nội dung này, GS. TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng: "Mục tiêu phát triển của Việt Nam trong thời gian tới đó chính là phát triển bền vững và tăng trưởng xanh, vì vậy những chính sách về thu hút FDI cũng sẽ thay đổi theo hướng này. Đồng thời cách tiếp cận về chuyển giao công nghệ cũng sẽ phải thay đổi".

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
"Chặn" doanh nghiệp “lách” luật để chuyển giá?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO