Chặn hàng giả, hàng nhái trên "chợ mạng" cách nào?

THANH BÌNH 22/03/2022 05:00

Hàng chính hãng bị làm giả, quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm, rất nhiều người tiêu dùng bị móc túi vì hàng giả nhưng được bán với giá hàng thật…

>>Nan giải chống hàng giả hàng nhái trên sàn thương mại điện tử

Xu hướng mua hàng qua mạng ngày càng nhiều tiện lợi và bán hàng qua mạng được đánh giá là thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, kênh mua sắm này chưa tạo được niềm tin cho người tiêu dùng vì đã có rất nhiều vụ lừa đảo...

Liên tục tung ra các chương trình ưu đãi là cách các sàn thương mại điện tử thu hút người tiêu dùng. (Ảnh minh họa)

Liên tục tung ra các chương trình ưu đãi là cách các sàn thương mại điện tử thu hút người tiêu dùng. (Ảnh minh họa)

Chỉ cần lướt trên nhiều sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee hay các trang cá nhân trên Facebook, người dùng dễ dàng tìm thấy những chai nước hoa hàng hiệu nổi tiếng thế giới như Chanel, Hermès, Gucci… hay giày Nike, Adidas có giá chưa đến 200.000 đồng trong khi giá hàng chính hãng cao hơn gấp 10 lần trở lên.

Ngoài ra, rất nhiều sản phẩm là quần áo, kính mắt, đồng hồ, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng… nhan nhản sản phẩm in chữ hoặc logo thương hiệu của các hãng thời trang nổi tiếng thế giới… được rao bán với rẻ “không tưởng” so với hàng chính hãng.

Thế nên, thông tin Tổng cục Quản lý Thị trường sẽ mở đợt cao điểm về kiểm soát bán hàng trên mạng đã và đang nhận được sự ủng hộ hoan từ dư luận, đặc biệt trong xu hướng thương mại điện tử, người dân mua hàng qua mạng xã hội ngày càng nhiều.

Theo một thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), mỗi năm cơ quan này nhận được khoảng 1.500 đơn khiếu nại của người tiêu dùng, trong đó 50% liên quan đến việc giao dịch mua bán trên các trang mạng, bao gồm các hiện tượng bán hàng giả, hàng lậu, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, mua bán không có chứng từ hóa đơn.

Hàng hiệu giá

Hàng hiệu giá "bèo" được bày bán rộng rãi trên các trang thương mại điện tử.

Các trang mạng vi phạm đã quảng cáo sai sự thật, và gây hiểu lầm về xuất xứ hàng hóa cho khách hàng… Nhiều hiện tượng các đơn vị kinh doanh thương mại điện tử không có địa điểm kho hàng cố định, chỉ thông tin giao dịch và bán hàng cho khách, sau đó có thể đánh sập mạng để xóa dấu vết.

Theo khảo sát cho thấy, phần đông người tiêu dùng hài lòng với sự tiện dụng của thương mại điện tử như: nhanh chóng, tiện lợi và chỉ có chỉ 4% người mua hàng không hài lòng. Tuy nhiên, có tới 77% lo ngại về việc mua phải sản phẩm kém chất lượng hoặc không hài lòng về mức giá niêm yết trên các kênh mua sắm.

>>Ngăn chặn hàng lậu, hàng giả trong bối cảnh mới

>>Hàng giả tồn tại sẽ "giết" chết nền sản xuất nội địa

Vấn đề ở chỗ, chưa có con số thống kê cụ có bao nhiêu website thương mại điện tử, tài khoản… đang hoạt động để đưa vào quản lý. Vì vậy người tiêu dùng khi mua hàng qua mạng dễ gặp rủi ro. Và chỉ khi có khách hàng tố cáo, cơ quan chức năng vào cuộc thì các website “đen” mới bị xử lý.

Bản chất của việc bán hàng trên mạng là người bán và người mua không gặp mặt nhau. Các thủ đoạn được các đối tượng sử dụng như: lập nhiều tài khoản Facebook và chạy quảng cáo, ảnh chụp sản phẩm tương đối chuyên nghiệp và không có địa chỉ, số điện thoại hoặc địa chỉ chung chung, khi khách hàng hỏi thì chỉ nhận inbox (nhắn tin riêng); một số người nổi tiếng thường xuyên chia sẻ, livestream và đăng các bài quảng cáo các sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.

Trong khi đó, các chủ thể tham gia bán, chào bán hàng hóa là hàng giả, hàng nhập lậu, hàng cấm chủ yếu là các cơ sở nhỏ lẻ hoặc cá nhân, thậm chí là học sinh, sinh viên....

Trên thực tế, việc kiểm soát, định danh tài khoản người bán, đăng tải chào bán, chào mua chưa thật sự chặt chẽ, chưa thường xuyên, liên tục của các sàn giao dịch thương mại điện tử cũng là một kẽ hở để các đối tượng lợi dụng đưa hàng hóa vi phạm lên bày bán công khai trên các sàn này. Có những đối tượng duy trì thường trực hàng trăm tài khoản trên các sàn giao dịch thương mại để ngay lập tức có thể thay đổi khi bị phát hiện.

Có thể nói, có cầu ắt có cung, xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng trong nước lớn, trong khi đó nguồn cung ở biên kia biên giới luôn sẵn, giá trị hàng không lớn nhưng khi thẩm lậu vào nội địa, giá được đẩy lên gấp nhiều lần nên các mặt hàng kích dục, thực phẩm chức năng, dược phẩm, mỹ phẩm luôn được các đối tượng buôn lậu đặt hàng, tìm mọi cách thẩm lậu vào nội địa.

Để nâng cao hiệu quả đấu tranh chống gian lận thương mại và hàng giả, ngoài mũi tấn công chính là Tổng cục Quản lý Thị trường cần có sự tham gia tích cực của các bộ, ngành. Nhất là cần sự phối hợp của an ninh mạng, cũng như sự cảnh giác, cẩn trọng của người tiêu dùng.

Có thể bạn quan tâm

  • Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Tăng trách nhiệm của chủ sàn

    04:00, 27/02/2022

  • Nan giải chống hàng giả hàng nhái trên sàn thương mại điện tử

    04:00, 26/02/2022

  • Chuyện hàng giả trên sàn TMĐT

    05:05, 16/02/2022

  • Ngăn chặn hàng lậu, hàng giả trong bối cảnh mới

    12:30, 09/02/2022

  • Năm 2021, phát hiện, xử lý hơn 40.000 vụ vi phạm hàng giả, hàng nhái

    11:31, 11/01/2022

  • Kỳ vọng mục tiêu… “nói không với hàng giả”

    04:00, 02/01/2022

  • Hàng giả tồn tại sẽ "giết" chết nền sản xuất nội địa

    04:10, 17/12/2021

  • Lời giải cho bài toán chống hàng giả, hàng nhập lậu

    11:00, 30/10/2021

  • Hoàn thiện pháp lý để đấu tranh với hàng giả, hàng lậu

    17:00, 28/10/2021

  • Chống hàng giả, hàng lậu doanh nghiệp quan ngại chế tài chưa đủ mạnh

    16:00, 28/10/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chặn hàng giả, hàng nhái trên "chợ mạng" cách nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO