Châu Á đang rơi vào tầm ngắm mới của chính quyền Trump

Cẩm Anh 14/08/2018 16:00

Mỹ đã đẩy mạnh đối đầu thương mại với các nền kinh tế lớn nhất thế giới, và hiện đang xem xét những vấn đề thương mại với cả các quốc gia nhỏ hơn ở khu vực châu Á

Mỹ đang nhắm đến các nước nhỏ tại châu Á sau

Mỹ đang nhắm đến các nước nhỏ ở châu Á sau các căng thẳng thương mại với các nền kinh tế lớn.

Kể từ khi ông Trump lên nhậm chức Tổng thống Mỹ, Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đã đưa ra đánh giá về các điều kiện mà các nước kém phát triển cần đáp ứng để được giảm thuế cho hàng nghìn mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Công cụ để chính quyền Trump sử dụng là Chế độ ưu đãi Thuế quan phổ cập (GPS), được khởi xướng vào năm 1976. Chương trình này hiện đang cấp ưu đãi cho 121 quốc gia.

Có thể bạn quan tâm

  • ASEAN: “Ngư ông đắc lợi” trong cuộc chiến Mỹ - Trung?

    ASEAN: “Ngư ông đắc lợi” trong cuộc chiến Mỹ - Trung?

    11:27, 12/08/2018

  • ASEAN trong cơn

    ASEAN trong cơn "đại chiến thương mại" Mỹ - Trung

    11:01, 08/08/2018

  • Hai kịch bản chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

    Hai kịch bản chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

    13:30, 10/08/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội của cá ngừ Việt

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội của cá ngừ Việt

    11:05, 06/08/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục gia tăng căng thẳng

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục gia tăng căng thẳng

    17:44, 05/08/2018

  • Dầu mỏ - “con bài” của Mỹ hay Trung Quốc trong chiến tranh thương mại?

    Dầu mỏ - “con bài” của Mỹ hay Trung Quốc trong chiến tranh thương mại?

    11:00, 02/08/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung (kỳ IV): Rủi ro từ biến động giá dầu

    Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung (kỳ IV): Rủi ro từ biến động giá dầu

    11:01, 27/07/2018

  • Các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ đi đâu để

    Các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ đi đâu để "né" chiến tranh thương mại?

    16:30, 25/07/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung (Kỳ 3): Ai phải nhượng bộ?

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung (Kỳ 3): Ai phải nhượng bộ?

    11:04, 21/07/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động thế nào tới kinh tế Việt Nam?

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động thế nào tới kinh tế Việt Nam?

    11:10, 20/07/2018

  • ADB: Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng ổn định bất chấp chiến tranh thương mại

    ADB: Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng ổn định bất chấp chiến tranh thương mại

    04:30, 20/07/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung gây rủi ro cho tăng trưởng châu Á

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung gây rủi ro cho tăng trưởng châu Á

    13:51, 19/07/2018

USTR có thẩm quyền pháp lý để xem xét liệu một quốc gia có đáp ứng đủ điều kiện của chương trình này hay không. Trong những thập kỷ gần đây, các đánh giá của họ hầu như luôn có các kiến nghị từ các nhóm bên ngoài như hiệp hội thương mại hoặc công đoàn và có xu hướng tập trung vào các vấn đề như lao động trẻ em hoặc nhân quyền.

Theo một tuyên bố của USTR hồi năm ngoái, bắt đầu từ tháng 10/2017, chính quyền Trump bắt đầu một "quy trình chủ động" mới để xem xét điều kiện của chương trình, với mục tiêu đạt được "một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp Mỹ. Theo đó, vòng đầu tiên của đánh giá này tập trung vào 25 quốc gia châu Á và Thái Bình Dương. Đánh giá về khu vực Đông Âu, Trung Đông và châu Phi sẽ bắt đầu vào mùa thu này.

Bà Deborah Elms, Giám đốc điều hành tại Trung tâm Thương mại châu Á ở Singapore cho biết, Mỹ đang sử dụng các đánh giá để buộc các nước phải đàm phán các hiệp định thương mại song phương hoặc đưa ra những nhượng bộ khác. "Đối với nhiều quốc gia, có khá nhiều rủi ro chỉ đơn giản vì Mỹ là một thị trường lớn cho rất nhiều hàng hóa", bà Deborah Elms lưu ý.

Hiện nay chỉ có khoảng hơn 1% tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ nằm trong danh sách hưởng ưu đãi thuế. Mặc dù con số này là nhỏ từ góc nhìn của Mỹ, nhưng lại rất đáng kể đối với các quốc gia kém phát triển. Những người ủng hộ chương trình GPS nói rằng Mỹ nên ưu đãi các nước nhỏ một số vấn đề thương mại để giúp họ phát triển.

Cách tiếp cận mới về GSP phù hợp với sự tập trung của Tổng thống Trump vào sự mất cân bằng thương mại song phương. Đây không phải là lần đầu tiên chính quyền Trump sử dụng lại phần lớn các quyền lực thương mại bị bỏ quên để gây áp lực. Chẳng hạn như các mức thuế của chính quyền Trump đối với thép và nhôm, đối với máy giặt và tấm pin mặt trời, cả hai đều dựa trên các quy định của đạo luật thương mại đã không được sử dụng trong hơn một thập kỷ.

Vào tháng 5 vừa qua, chính phủ Mỹ cho biết họ sẽ xem xét điều kiện của Thái Lan trong việc đáp ứng GSP sau khi một bản kiến nghị của Hội đồng sản xuất thịt lợn quốc gia Mỹ phàn nàn rằng Thái Lan hiếm khi cấp giấy phép nhập khẩu thịt lợn Mỹ.

Trong khi đó, Indonesia đã bị cáo buộc thực hiện một loạt các rào cản thương mại và đầu tư có "tác động tiêu cực nghiêm trọng" đối với các doanh nghiệp Mỹ. Khoảng 2 tỷ USD trong 20 tỷ USD xuất khẩu của Indonesia được hưởng ưu đãi thuế theo chương trình GSP trong năm 2017, bao gồm máy móc và hóa chất.

Vào cuối tháng 7 vừa qua, một nhóm các quan chức cao cấp của chính phủ Indonesia bao gồm Bộ trưởng Thương mại Enggartiasto Lukita đã đến Washington để biện hộ cho việc quốc gia này nằm trong chương trình GSP. Quyết định về vấn đề này cũng đang chờ xử lý.

Việc xem xét điều kiện của Ấn Độ trong chương trình GSP cũng đang được xem xét vì lo ngại về tiếp cận thị trường. Ngành công nghiệp sữa và thiết bị y tế của Mỹ cho biết họ phải đối mặt với các rào cản thương mại của Ấn Độ. Hiện có khoảng 5,6 tỷ USD trong 49 tỷ USD xuất khẩu của Ấn Độ sang Mỹ được hưởng ưu đãi thuế của GSP.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Châu Á đang rơi vào tầm ngắm mới của chính quyền Trump
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO