Châu Âu tìm cách "thoát" Trung Quốc trong năng lượng mặt trời

Diendandoanhnghiep.vn Nguy cơ chiến tranh Lạnh kinh tế ngày càng hiện hữu, khi Châu Âu mới đây bắt đầu lên kế hoạch thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng mặt trời.

EU chuẩn bị một cuộc

EU chuẩn bị một cuộc "chia ly" Trung Quốc về cung ứng pin mặt trời

Tại cuộc họp thường niên tại Brussel trong tháng này, giới chức và các tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu châu Âu đã đặt ra một mục tiêu lớn: tách khỏi sự phụ thuộc vào nguồn cung pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc.

Kế hoạch nói trên của châu Âu được thiết kế nhằm thúc đẩy sản xuất các công nghệ “chiến lược”, bao gồm cơ sở hạ tầng năng lượng mặt trời và năng lượng tái tạo khác ngay tại “sân nhà”. Đạo luật Công nghiệp Net Zero (NZIA) được đề xuất vào tuần trước quy định rằng EU phải củng cố đủ năng lực sản xuất năng lượng sạch để đáp ứng ít nhất 40% nhu cầu phát điện của khối.

Nguy cơ quá phụ thuộc vào Trung Quốc

Trung Quốc hiện là nhà cung cấp lớn nhất cho quá trình chuyển đổi xanh của Châu Âu. Khoảng 3/4 tấm pin năng lượng mặt trời của khối được nhập khẩu từ Trung Quốc, theo Ủy viên phụ trách vấn đề năng lượng Kadri Simson.

Chi phí rẻ, công nghệ hiện đại, hay không phải chịu các tác động môi trường là những lý do khiến các công ty châu Âu ưa chuộng mặt hàng pin năng lượng mặt trời từ Trung Quốc. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều lý do khiến giới chức EU phải hành động.

>> Báo động đỏ nguy cơ thoái trào toàn cầu hóa

Thứ nhất, có nguy cơ Trung Quốc “vũ khí hóa” nguồn cung pin năng lượng mặt trời trong tương lai, tương tự như cách Nga đã làm với dầu khí, có thể đe dọa toàn bộ ngành công nghiệp năng lượng tái tạo của châu Âu.

Năm 2012, EU và Trung Quốc nổ ra tranh chấp thương mại liên quan đến pin năng lượng mặt trời, dẫn tới việc châu Âu áp đặt mức thuế 50% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Bắc Kinh trả đũa bằng cách đe dọa áp thuế lên rượu và xe sang. Mặc dù hai bên đã dàn xếp bằng một mức giá sàn đối với pin mặt trời, nhưng sự việc đó đã cho thấy rạn nứt trong chuỗi cung ứng của châu Âu trước một Trung Quốc ngày càng lớn mạnh.

Thứ hai, EU đang tụt lại phía sau khi Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu chú trọng phát triển ngành năng lượng tái tạo. Từ năm 2011, Bắc Kinh đã đầu tư hơn 50 tỷ USD vào ngành sản xuất tấm pin mặt trời mới, gấp 10 lần so với châu Âu. Hiện quốc gia này đang sở hữu các công nghệ pin và tấm waffle hiện đại nhất thế giới. Trong khi mới đây Mỹ cũng công bố chương trình bảo vệ ngành năng lượng tài tạo IRA trị giá hàng trăm tỷ USD.

Điều trớ trêu, Châu Âu đã từng là nhà sản xuất năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới, sản xuất 30% tổng số tấm pin quang điện vào năm 2007. Nhưng sự hấp dẫn từ nguồn cung pin giá rẻ và chất lượng của Trung Quốc đã khiến các quốc gia châu Âu dần ngủ quên trên chiến thắng.

Giới chính sách EU bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của một chương trình bảo đảm an ninh năng lượng, khi các yếu tố bên ngoài đang ngày càng trở nên khó đoán.

Bà Kadri Simson cảnh báo: “Việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo không có nghĩa là thay thế sự phụ thuộc này bằng sự phụ thuộc khác,” ám chỉ hậu quả nếu châu Âu tiếp tục phụ thuộc vào Trung Quốc, sau một năm vất vả thay thế nguồn cung khí đốt của Nga.

Thách thức còn ở phía trước

Tham vọng của EU là biến năng lượng mặt trời thành nguồn cung điện lớn nhất vào năm 2030, tương ứng với nhu cầu tăng gấp ba công suất phát điện mặt trời trong 07 năm tới. Nhưng đã có nhiều ý kiến cho rằng các đề xuất này là không thực tế.

Ông Steven Xuereb, Giám đốc công ty Photovoltaik Institut ở Đức cho biết: “Chúng tôi không thể mở rộng quy mô đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu của châu Âu. Mọi người kỳ vọng lớn vào nhà máy Enel mới ở Sicily, nơi sẽ sản xuất 3GW điện. Nhưng những gã khổng lồ Trung Quốc đang công bố các nhà máy 20GW mới.”

Khó có quốc gia nào sánh được với Trung Quốc về quy mô sản xuất pin năng lượng mặt trời

Khó có quốc gia nào sánh được với Trung Quốc về quy mô sản xuất pin năng lượng mặt trời

Ông Kareen Boutonnat, Giám đốc điều hành khu vực Châu Âu và Châu Á Thái Bình Dương của Lightsource, cho biết: “Nếu được thiết kế không phù hợp, NZIA có nguy cơ khiến lĩnh vực này lùi lại 20 năm phát triển, bởi sẽ không có ai quan tâm đến năng lượng tái tạo với chi phí tốn kém."

Bên cạnh đó, nỗi lo “vũ khí hóa” chuỗi cung ứng sản xuất pin cũng đang dần thành hiện thực. Trung Quốc đã bắt đầu hạn chế xuất khẩu một số công nghệ pin mặt trời tiên tiến được sử dụng trong sản xuất các tấm wafer. Quốc gia này hiện nay nắm giữ gần như toàn bộ quy trình sản xuất các vật liệu polysilicon và tấm wafer – là các nhân tố cốt lõi trong pin mặt trời.

>> Trung Quốc sử dụng "vũ khí" mới để cạnh tranh với Mỹ

Ông Rebecca Arcesati, một nhà phân tích về Trung Quốc tại Viện nghiên cứu Merics, cho biết: “Giống như Mỹ, Trung Quốc muốn có khả năng bảo vệ và "vũ khí hóa" các nút thắt công nghệ mà họ kiểm soát. Do đó, giải pháp hiệu quả nhất của châu Âu lúc này là tìm kiếm các đối tác nước ngoài thân cận.”

Nhiều chuyên gia cho rằng châu Âu sẽ cần thời gian và nguồn vốn lớn để đảm bảo chuỗi cung ứng mới hoạt động trơn tru. Còn trước mắt, Châu Âu sẽ vẫn phải duy trì một mối quan hệ cân bằng với Bắc Kinh để “né” nguy cơ một cuộc chiến tranh thương mại khác. Dù vậy, việc chuẩn bị cho một cuộc sống "không Trung Quốc" rõ ràng là một bước tiến quan trọng để phòng ngừa một cuộc "chiến tranh Lạnh" mới về kinh tế trong tương lai.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Châu Âu tìm cách "thoát" Trung Quốc trong năng lượng mặt trời tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713489877 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713489877 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10