Chế tài nào cho các đối tượng đưa người nhập cảnh trái phép?

Diendandoanhnghiep.vn Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, vẫn có nhiều đối tượng lén đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam mang nhiều hệ lụy khó lường.

Dịch COVID-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp, cần rà soát các cá nhân là người nước ngoài đang lưu trú tại các địa phương để phát hiện, xử lý các đối tượng nhập cảnh trái phép.

Dịch COVID-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp, cần rà soát các cá nhân là người nước ngoài đang lưu trú tại các địa phương để phát hiện, xử lý các đối tượng nhập cảnh trái phép.

Kiên quyết không để người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam

Thời gian qua, tại tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng liên tục phát hiện nhiều nhóm người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam cho thấy có những cá nhân người Việt Nam đã tiếp tay cho hành vi nhập cảnh trái phép, thực hiện hoạt động tổ chức nhập cảnh trái phép. Đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các ca nhiễm mới xuất hiện ở thành phố Đà Nẵng làm cho nỗ lực phòng chống dịch thêm một lần nữa buộc phải bắt đầu lại từ đầu, hậu quả nặng nề về kinh tế - xã hội đang ập xuống.

Chỉ riêng ở thành phố Đà Nẵng, lực lượng chức năng đã phát hiện hơn 30 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép. Theo điều tra ban đầu, những người này vào địa phương nhờ vào sự câu kết giữa công dân Việt Nam và Trung Quốc. Bên cạnh đó, nhiều cá nhân là người Việt Nam cũng đồng ý để các đối tượng này lưu trú mà không khai báo với cơ quan chức năng.

Nhiều đối tượng lén đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam mang nhiều hệ lụy khó lường.

Nhiều đối tượng lén đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam mang nhiều hệ lụy khó lường.

Công an Đà Nẵng đã khởi tố vụ án Tổ chức cho người khác nhập cảnh vào Việt Nam trái phép theo Điều 348, Bộ luật Hình sự. Bên cạnh đó, cơ quan điều tra cũng đã bắt khẩn cấp 3 nghi can, gồm 1 người Trung Quốc và 2 người Việt Nam trong đường dây đưa 27 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2020, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (BCĐ 138/CP) và Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389 quốc gia) đã đưa ra kết luận về các vấn đề liên quan đến việc người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương tổ chức quán triệt, chỉ đạo các lực lượng chức năng nâng cao cảnh giác, đề cao hơn nữa trách nhiệm đối với cộng đồng, đất nước, kiên quyết không để xảy ra tình trạng có người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng Công an triển khai các kế hoạch, biện pháp nghiệp vụ đấu tranh triệt phá các đường dây, băng nhóm tội phạm có tổ chức, tội phạm về môi trường, ma túy, sử dụng công nghệ cao, xâm hại, bạo hành trẻ em, mua bán người...; xử lý nghiêm đối với cán bộ, chiến sỹ có hành vi bao che, dung túng, tiếp tay hoặc thiếu trách nhiệm để tội phạm hoạt động (gắn với trách nhiệm của Giám đốc Công an địa phương).

Bên cạnh đó, chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an các địa phương liên quan mở rộng điều tra, xác minh các vụ việc người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam trong thời gian qua, xác định các đối tượng chủ mưu, cầm đầu, tiếp tay, các đơn vị, cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm để xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 15/8. 

Những mức phạt nào có thể được áp dụng

Theo luật sư Lê Cao – Giám đốc công ty Luật FBVN hành vi tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh vào Việt Nam trái phép vì mục đích vụ lợi là hành vi nguy hiểm cho xã hội và về trách nhiệm pháp lý sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 348 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, mức phạt từ 01 năm đến 15 năm tù tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Bên cạnh đó, nếu những cá nhân có hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh nhưng còn có những hành vi khác dẫn đến bệnh dịch bị lây lan gây ảnh hưởng đến cộng đồng thì còn có thể bị chế tài bởi tội danh khác.

Theo hướng dẫn mới của Tòa án nhân dân tối cao tại Văn bản số 45/TANDTC-PC thì người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh COVID-19 đã được thông báo cách ly thực hiện một trong các hành vi sau đây: Trốn khỏi nơi cách ly; Không tuân thủ quy định về cách ly; Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lây truyền dịch bệnh COVID-19 cho người khác thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm C khoản 1 Điều 240 và bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người. Hình phạt cao nhất của tội này có thể lên đến 12 năm tù.

Đối với những người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, hiện nay pháp luật quy định thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Về hành chính, theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 17 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì người có hành vi “Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định” có thể bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính nêu trên có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong giai đoạn phòng chống dịch COVID-19 như hiện nay, những người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính còn phải được đưa vào cơ sở cách ly tập trung bắt buộc theo đúng tinh thần chỉ đạo tại Công văn số 1440/CV-BCĐ V/v tổ chức cách ly người nhập cảnh phòng chống dịch COVID-19 của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19.

Trong quá trình thực hiện cách ly, người nhập cảnh phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về khai báo y tế và thực hiện các biện pháp về phòng chống dịch bệnh. Trường hợp người bị cách ly trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội như Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người (Điều 240 BLHS) như đã nêu trên” - Luật sư Lê Cao cho biết.

Về trách nhiệm hình sự, người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì xử lý trách nhiệm hình sự theo đó bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm theo đúng quy định tại Điều 347 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Như vậy, việc cố tình vi phạm các quy định của pháp luật trong tình hình dịch bệnh hiện nay sẽ để lại hậu quả vô cùng nguy hiểm, hậu quả mà họ gây ra cho xã hội là vô cùng to lớn, chúng tôi cho rằng cần xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh đạt được hiệu quả, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân và bảo vệ được môi trường sống, môi trường sinh hoạt, kinh doanh, học tập của xã hội" - Luật sư Cao nói thêm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chế tài nào cho các đối tượng đưa người nhập cảnh trái phép? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711716280 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711716280 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10