Nhiều chỉ số kinh tế bắt đầu hồi phục như đầu tư tăng cao nhất trong các năm, xuất khẩu sản phẩm cả công nghệ cao và nông sản đều khả quan.
Trong báo cáo mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo GDP Việt Nam năm 2024 ước đạt 470 tỷ USD và 2025 đạt trên 500 tỷ USD. Lộ trình tăng trưởng của Việt Nam hiện ở mức trung bình thấp đang vươn lên mức trung bình trong 5-7 năm tới, tức đạt 1000 tỷ USD với bình quân 10,000USD/capita, so với thế giới thì vẫn thấp, nghĩa là hiểu theo hướng tích cực thì sự tăng trưởng là tất yếu.
Theo đó, các tổ chức tài chính cũng dự báo tăng hơn kỳ vọng ban đầu, ví dụ như HSBC dự báo tăng trưởng GDP mức 6,7%, do nhiều chỉ số được hồi phục, nhất là đầu tư tăng cao nhất trong các năm, xuất khẩu sản phẩm cả công nghệ cao và nông sản đều khả quan.
Đơn cử về một hình ảnh tiêu biểu diễn biến lợi nhuận các quý trong năm 2021, 2022, 2023 và 2024 của Công ty CP Thép Nam Kim cho thấy lợi nhuận từ trên 800 tỷ xuống âm 400 tỷ và hiện hồi phục ở mức trên 200 tỷ vào quý II/2024.
Một diễn biến khác, Thép Hoà Phát đạt được kết quả rất tích cực về doanh thu và lợi nhuận. Đánh chú ý nhất là hợp đồng 2000 container với hãng tàu Hapag-Lloyd, đã ký hợp đồng mua 2.000 vỏ container 20DC, do Công ty CP sản xuất container Hòa Phát sản xuất, vào ngày 29/7.
Với nông sản, năm 2024 dự kiến lần đầu xuất khẩu sầu riêng sẽ cán mức 3 tỷ USD mang lại nhiều triển vọng về xuất khẩu rau quả, nông sản cho năm nay.
Để nhìn rõ hơn vào nền kinh tế Việt Nam, cách tốt nhất là so sánh với Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản… với hàng loạt chỉ số như mức thu nhập bình quân; mức tiêu dùng xe hơi/hộ gia đình; tổng km đường ô-tô cao tốc; mức tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu như gạo, bia, cà phê… Nhiều sản phẩm từ nông nghiệp Việt Nam tuy đạt kết quả cao, nhưng vẫn còn dư địa để gia tăng giá trị, ví dụ ngay như cà phê giá trị cà phê hoà tan vẫn còn trong nhóm 20 cho dù năng lực đầu tư chế biến đã đạt mức top 10 với trên 200.000tấn công suất, trong khi đó sản lượng cà phê của Việt Nam thứ 2 và tổng giá trị thì đứng 5 toàn cầu.
Cùng với đó, ngành thuỷ sản trong 6 tháng 2024 đạt 4,4 tỷ USD tăng 6% so với năm trước và còn nhiều chuỗi giá trị chế biến sâu. Thị trường Hoa kỳ vẫn là nơi tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam với mức tăng 7%, trong khi đó xuất khẩu vào Trung Quốc và Nhật Bản thì chững lại với mặt hàng thuỷ sản.
Bên cạnh các chuỗi nông nghiệp như cao su, hồ tiêu, gạo, nông sản, thuỷ sản … có mức tăng đều, thì ngành may mặc, thời trang, da giày túi xách vẫn còn tiềm năng tăng trưởng rất lớn. Các doanh nghiệp ngành này nếu nỗ lực xây dựng thương hiệu và làm chủ thiết kế và vật liệu, vươn hệ thống bán lẻ ra nước ngoài thì cơ hội rộng mở…
Diễn biến quan trọng nhất trong cuối năm 2024 đầu năm 2025 có lẽ lá tác động phân cực từ Luật Đất đai 2024 sắp có hiệu lực. Sự phân cực này diễn ra theo hướng một số tối tượng hưởng lợi từ giá trị bất động sản và một số khác bị tăng mức nợ thuế. Thị trường này do vậy tiếp tục chao đảo để đạt trạng thái cân bằng mới.
Thị trường F&B phân cực từ 2 cực sang 3 cực, gồm on-premise, off-premise và home delivery, với sự chững lại của bia rượu do quy định khắt khe về nồng độ cồn. Tuy nhiên sự sàng lọc vẫn tiếp tục diễn ra và mức lợi nhuận không còn cao như kỳ vọng. Cụ thể tập đoàn kinh doanh chuỗi Golden Gate vừa công bố kết quả kinh doanh chững lại, đạt 6288 tỷ lợi nhuận gộp trên 60%, giảm 10% so với năm 2022 có kết quả doanh thu và lợi nhuận đạt đỉnh.
Theo báo cáo từ S&P Global, chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers' Index™ (PMI) ngành sản xuất của Việt Nam không thay đổi khi đạt 54,7 trong tháng 7, cho thấy các điều kiện kinh doanh ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục cải thiện đáng kể. Số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh đến mức các công ty đã sử dụng hàng tồn kho thành phẩm với một trong những mức độ cao nhất từng được ghi nhận, bất kể những nỗ lực tăng việc làm và hoạt động mua hàng hóa đầu vào.
Đặc biệt, trong khi doanh nghiệp theo chuỗi giá trị bất động sản đang chững lại chờ đợi những diễn biến mới của Luật đất đai 2025, thì doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu đang bận rộn với số lượng đơn hàng tăng cao. Doanh nghiệp đã kịp tái cấu trúc đa ngành như Hoà Phát thì có nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường trong nước, như loại dù mái lệch phổ biến tại quán cà phê và trên bãi biển, hay sản phẩm xuất khẩu như cantainer.
Đáng chú ý luồng đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam gia tăng cả về quy mô lẫn về chiều sâu. Nhiều thông tin tích cực qua chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính sang Hàn Quốc nhận được những ý định, cam kết chiến lược phát triển và đầu tư quy mô lớn hơn của nhiều tập đoàn và nhất là những ý tưởng đầu tư đi vào chiều sâu. Điển hình là ý định đầu tư “nâng cấp” nền bóng đá Việt Nam của Tập đoàn Huyndai, và những dự án chế biến thực phẩm của Việt Nam từ Tập đoàn CJ. Tư duy của các tập đoàn Hàn Quốc đi vào chiều sâu và ở tầm cao hơn, vi dụ như với Tập đoàn CJ họ đưa ra ý tưởng mang sản phẩm dù rất nhỏ của Việt Nam là Chả Giò Cầu Tre vươn ra thị trường thế giới, đó là điều đáng chú ý.
Một mặt hàng nhỏ khác nhưng đáng lưu ý, xuất khẩu ớt trong 7 tháng của cả nước đạt 8.023 tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ 2023. Trong đó, thị trường châu Á tiếp tục đóng vai trò chủ đạo với 7.727 tấn, tăng 2,1% so với cùng kỳ 2023; thị trường châu Mỹ đạt 143 tấn, tăng 123,4%; thị trường châu Âu đạt 80 tấn và châu Phi là 73 tấn. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu ớt lớn nhất của Việt Nam, đạt 6.834 tấn, chiếm 85,2% tổng sản lượng xuất khẩu.
Bên cạnh đó, thị trường thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng và Tiktok vươn lên ngôi đầu bảng.. Theo thống kê của iMetric, trong quý II/2024 ước tổng doanh thu trên 5 sàn thương mại điện tử bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam đạt khoảng 85.000 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2024.