Tín chỉ I-REC là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp đo lường các yếu tố liên quan đến mục tiêu phát triển bền vững và trách nhiệm cộng đồng.
>>Cần hoàn thiện chính sách để phát triển thị trường carbon
Mục tiêu xanh hóa
Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang sang năng lượng xanh được xem là một xu hướng tất yếu nhằm hạn chế giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Thực hiện mục tiêu đó, nhiều doanh nghiệp lớn trên toàn cầu đã tiên phong dùng năng lượng sạch, đặc biệt là đưa ra lộ trình cụ thể tiến tới sử dụng 100% năng lượng tái tạo. Điều này được chứng minh khi danh sách các công ty tham gia RE100 ngày càng tăng nhanh mỗi năm.
Giải pháp từ tín chỉ I-RECs
Với mục tiêu trung hòa carbon, các doanh nghiệp lớn và Tập đoàn công nghệ đang xem xét nhiều cách khác nhau để có được nguồn năng lượng tái tạo, chẳng hạn như tự sản xuất sử dụng năng lượng tái tạo thông qua hệ thống điện mặt trời mái nhà, thỏa thuận mua bán điện (PPA) với các nhà sản xuất điện gió và điện mặt trời, hoặc có thể mua số lượng tín chỉ carbon, tín chỉ I-RECs đề bù trừ hạn ngạch CO2 đã thải ra môi trường.
I-REC cho phép các doanh nghiệp chứng minh rằng lượng điện họ sản xuất và phát lên lưới là từ nguồn gốc năng lượng tái tạo, giúp phân biệt với các nguồn năng lượng khác cũng hòa vào lưới điện. Do đó, bên cung cấp I-REC thường là các đơn vị sản xuất điện năng tái tạo, còn bên mua I-REC là các đơn vị tiêu thụ điện từ lưới có mong muốn giảm phát thải gián tiếp từ tiêu thụ điện (phát thải Phạm vi 2) của mình, hoặc có mục tiêu sử dụng 100% năng lượng tái tạo.
Ngoài các Tập đoàn lớn phải đặt mục tiêu giảm phát thải thì với các doanh nghiệp sản xuất thuộc nhóm doanh nghiệp quan tâm đến chỉ số ESG (môi trường – xã hội – quản trị), việc sở hữu tín chỉ I-RECs là minh chứng quan trọng để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng. Bởi doanh nghiệp đó phải chứng minh đến việc nguồn năng lượng doanh nghiệp tiêu thụ là gì và nguồn gốc nguồn năng lượng họ đang sử dụng đến từ đâu. Như vậy có thể thấy chứng chỉ năng lượng tái tạo (I-RECs) ra đời đã mang đến cho doanh nghiệp một công cụ để chứng minh rằng năng lượng hoặc điện năng sản xuất của họ đến từ nguồn năng lượng tái tạo.
>>Bài toán sử dụng năng lượng xanh cho sản xuất
>>Dệt may "xanh hoá" nguồn năng lượng phục vụ sản xuất
Theo ông Vũ Trung Kiên - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu cho biết, Việt Nam cùng với các quốc gia là thành viên của Thỏa thuận Paris, sẽ có nhu cầu mua bán tín chỉ tăng cao dần theo mức độ thực hiện cam kết giảm phát thải của Chính phủ. Việc triển khai các kế hoạch giảm phát thải ở cấp cơ sở phải tuân thủ theo các mục tiêu nhiều tham vọng và sự siết chặt điều kiện của việc thực thi Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) theo Thỏa thuận Paris. Mặt khác, khi các quy định về thị trường các-bon quốc tế theo Thỏa thuận Paris được thống nhất và những quy định pháp luật về thị trường nội địa của Việt Nam trở nên hoàn thiện hơn, có các công cụ hỗ trợ phù hợp, nguồn cung tín chỉ có thể đa dạng và dồi dào hơn.
Theo đó ông Kiên cho rằng, các bên bán tín chỉ của Việt Nam sẽ có lợi bởi khi nhu cầu tăng cao, giá các-bon cũng sẽ tăng. Những cơ sở phát thải lớn có thể sẽ phải mua tín chỉ với giá ngày càng đắt đỏ nếu không thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì theo các chuyên gia Việt Nam còn nhiều khó khăn để phát triển thị trường tín chỉ năng lượng tái tạo, do còn nhiều những chuẩn mực kỹ thuật quy định về tính chính xác. Hiện nay đa phần các doanh nghiệp còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài là chủ yếu. Các tổ chức giao dịch trong nước thường có chi phí chứng nhận để phát hành tín chỉ khá cao do phải thuê đơn vị tư vấn từ nước ngoài. Do đó theo chuyên gia Việt Nam cần đào tạo nguồn nhân lực bài bản có kiến thức kỹ thuật để chuẩn bị đội ngũ cho thị trường này được hoạt động bải bản trong thời gian tới.
Về chính sách, cần xây dựng, ban hành hệ thống kiểm kê khí nhà kính, hệ thống giám sát phát thải khí nhà kính và hệ thống MRV (đo đạc, báo cáo, thẩm định) cấp quốc gia tới cấp cơ sở sản xuất một cách minh bạch, chính xác theo tiêu chuẩn quốc tế…Xây dựng Luật và các quy chế quản lý tài chính từ nguồn này cũng cần được quy định rõ ràng.
Bên cạnh đó ông Vũ Trung Kiên đề xuất, từ các cam kết thực hiện mục tiêu giảm phát thải trên toàn cầu, Việt Nam nên khuyến khích mở rộng thị trường giao dịch tín chi năng lượng tái tạo để tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Mặt khác khi vận hành có kỹ năng sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam được cọ xát, rèn luyện với môi trường và tiêu chuẩn quốc tế và nhanh chóng nắm bắt cơ hội giao dịch với nhiều quốc gia khác.
Việc mua bán tín chỉ I - RECs ở Việt Nam đã có từ vài năm trở lại đây. Nhưng do chưa có các quy định cụ thể nên hầu hết các hoạt động mua bán, trao đổi đều thực hiện tự phát theo nhu cầu của bên mua là các tổ chức quốc tế. Tại thị trường trong nước, hiện cũng đã có công ty giao dịch mua bán tín chỉ này. Chẳng hạn như Công ty Alena hiện là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp tín chỉ RECs/I-RECs tại Việt Nam. Với đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, hệ thống phân phối tín chỉ đã được thiết lập ổn định với nguồn cung tín chỉ RECs/I-RECs dồi dào, cam kết mang đến cho khách hàng các giải pháp về RECs/ I-RECs một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Tăng giá điện: Xu hướng chuyển đổi sang năng lượng tái tạo
11:00, 22/02/2023
TP.HCM xin cơ chế đặc thù đầu tư điện mặt trời mái nhà: Giá FIT cần áp dụng linh hoạt hơn!
16:54, 10/03/2023
Doanh nghiệp mong cơ chế linh hoạt cho điện mặt trời mái nhà
04:30, 11/12/2022
Ngành may mặc buộc chọn năng lượng điện mặt trời để đáp ứng “xanh hóa”
04:00, 24/02/2023
Năm 2023 ngành dệt may cần “xanh hóa” để dành lợi thế xuất khẩu
04:00, 13/01/2023