Chiến lược xây dựng thương hiệu cho startup

NGỌC TÚ (tổng hợp) 24/12/2020 03:28

Giai đoạn đầu của startup chính là thời điểm tốt nhất để startup bắt tay vào việc xây dựng thương hiệu của mình.

Xây dựng thương hiệu không chỉ là một cái tên mà là tất cả những cảm nhận của khách hàng khi nhắc đến sản phẩm của startup. Do đó để tạo được cảm xúc tốt trong tâm trí khách hàng đòi hỏi startup cần phải quan tâm, xây dựng các yếu tố nhận diện thương hiệu.

Hiện nay, phần lớn startup Việt chưa quan tâm đúng mức đến xây dựng thương hiệu nên rất khó tạo dấu ấn khác biệt và nổi bật cho thương hiệu trong hành trình trải nghiệm khách hàng. Điều này khiến startup chìm nghỉm trong biển cạnh tranh, bị lấp đầy bởi các thương hiệu khác. Cải thiện trải nghiệm khách hàng chính là con dao nhỏ nhưng sắc, là vũ khí vừa tay và cực kỳ hiệu quả cho startup Việt. Đầu tư đúng đắn cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu nên càng sớm càng tốt, song hành với việc phát triển sản phẩm, bởi thời "hữu xạ tự nhiên hương" đã dần qua.

Với bất cứ startup nào cũng cần tạo dựng thương hiệu, danh tiếng là vô cùng quan trọng. Đa số các startup đều gặp khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu, đặc biệt là các startup đi lên từ con số 0. Một phần do startup chưa có ý thức tập trung vào thương hiệu vì  startup còn phải chật vật để tồn tại, một phần vì năng lực marketing yếu kém, thiếu nhân lực và tài chính.

Thương hiệu là linh hồn của startup, một sản phẩm, mà khi nhìn vào có thể hiểu startup đang đó theo đuổi mục tiêu gì, giá trị nào. Xây dựng thương hiệu nên bắt đầu từ gốc bên trong, không được nghĩ rằng làm thương hiệu nghĩa là tung tiền ra làm mình nổi tiếng. Nếu không có hình thái cụ thể cho startup như văn hóa, thương hiệu, cá tính, tính cách…,  thì khi tiếp cận với khách hàng trong quá trình phát triển, sẽ khiến người tiêu dùng không hiểu sản phẩm là của ai.

Toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh và bán hàng đều phải nằm trong tổng thể hoạt động xây dựng thương hiệu. Kết quả phải được đong đếm cụ thể, bằng sự tăng trưởng và doanh thu cũng như quy mô của startup đó, chứ không chỉ là làm thương hiệu là chỉ vẽ một cái logo hay chạy chiến dịch truyền thông.

Khi startup có khách hàng và dòng doanh thu ổn định, việc cần và nên làm là xây dựng chiến lược thương hiệu và marketing. Tuy nhiên, rất nhiều startup hay nhầm lẫn xây dựng thương hiệu là bỏ tiền ra để khiến doanh nghiệp nổi tiếng.

Nhiệm vụ cốt lõi của một chiến lược thương hiệu là tạo nên vị thế vững chắc và có cảm xúc, chiếm vị thế trong tâm trí khách hàng. Đỉnh cao của việc xây dựng thương hiệu là làm sao cho khách hàng luôn ghi nhớ trong tiềm thức. Khi khách hàng đã ghi nhớ rồi, họ sẵn sàng bỏ qua những yếu tố lý tính, tìm đến thương hiệu.

Xây dựng Thương hiệu là việc làm song song với các chiến dịch tiếp thị. Tuy nhiên, xây dựng thương hiệu không trực tiếp tạo ra lợi nhuận, nhưng  nó lại là cơ sở để tăng mức độ hiệu quả của các chương trình tiếp thị. Xây dựng Thương hiệu là cách để chứng tỏ giá trị của một tổ chức, dịch vụ, hay một sản phẩm. Một Thương hiệu được xây dựng tốt sẽ thúc đẩy khách hàng đi đến quyết định mua hàng hay sử dụng dịch vụ. Thương hiệu sẽ hỗ trợ các chương trình tiếp thị đồng thời truyền tải tới khách những thông tin giá trị cho từng sản phẩm của startup.

Ngoài ra, xây dựng nhận diện thương hiệu là phải cá biệt hóa, cá nhân hóa thương hiệu của startup, khiến nó chẳng giống ai, tạo ấn tượng đầu tiên đối với khách hàng. Đây là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp. Hãy cá biệt hóa thương hiệu của startup bằng cách xây dựng tính cách, hình mẫu cho startup của bạn thông qua các bước như tên thương hiệu, logo, biểu tượng, nhạc hiệu, khẩu hiệu, thông điệp,…

Quản trị thương hiệu là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Quản trị thương hiệu là việc duy trì vị thế, hình ảnh của mình trên thị trường. Một thương hiệu dù tầm cỡ đến mức nào nếu không có chiến lược quản trị thương hiệu thì hình ảnh sẽ mờ nhạt dần, mất dần niềm tin từ khách hàng. Đặc biệt, thị trường phát triển, cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, quản trị thương hiệu là điều doanh nghiệp của bạn nhất định phải làm nếu muốn sống sót.

Chẳng ai đánh giá thương hiệu của startup là chuyên nghiệp nếu startup cứ liên tục thay đổi thương hiệu của mình. Hãy chắc chắn rằng thương hiệu của startup luôn thống nhất từ đầu đến cuối, để khách hàng có thể dễ dàng thấy và cảm nhận được.

Có thể bạn quan tâm

  • Startup Palexy do Tiến sĩ Thông Đỗ sáng lập gọi vốn 1 triệu USD từ Do Ventures và Access Ventures

    Startup Palexy do Tiến sĩ Thông Đỗ sáng lập gọi vốn 1 triệu USD từ Do Ventures và Access Ventures

    04:23, 21/12/2020

  • Khởi nghiệp ngành cơ khí: Mảnh đất

    Khởi nghiệp ngành cơ khí: Mảnh đất "màu mỡ" cho người đam mê

    10:03, 15/12/2020

  • Tại sao khi khởi nghiệp cần có mentor?

    Tại sao khi khởi nghiệp cần có mentor?

    11:00, 08/12/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chiến lược xây dựng thương hiệu cho startup
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO