Theo các quan chức quốc phòng Mỹ, dự kiến bom chùm sẽ lần đầu tiên nằm trong gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine. Điều này sẽ giúp Ukraine gia tăng lợi thế trên chiến trường.
>>Vì sao Wagner nổi loạn không có lợi cho Mỹ?
Trước đó, có thông tin cho rằng Mỹ có thể thông qua việc cung cấp bom chùm cho Ukraine ngay trong tuần này. Theo luật pháp Mỹ, Tổng thống Joe Biden phải ký giấy miễn trừ của Tổng thống để cho phép xuất khẩu những vũ khí gây tranh cãi, loại bom có thể gây nguy hiểm cho dân thường.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) có trụ sở tại Mỹ đã kêu gọi chấm dứt việc sử dụng bom chùm trong cuộc xung đột ở Ukraine và yêu cầu Washington từ chối lời kêu gọi của Kiev về việc cung cấp loại vũ khí này.
Bom chùm là những hộp chứa hàng chục đến hàng trăm quả bom nhỏ hơn, còn được gọi là bom, đạn con. Loại bom này có thể được phóng từ máy bay, tên lửa hoặc bắn từ pháo hoặc bệ phóng tên lửa.
Tùy thuộc vào khu vực của mục tiêu đã định, khi chiếc hộp vỡ ra, các quả bom nhỏ bên trong sẽ lan ra khu vực đó. Chúng sử dụng chung một bộ đếm thời gian để phát nổ gần hoặc trên mặt đất, phát tán các mảnh đạn được thiết kế để hạ gục các phương tiện bọc thép như xe tăng.
Thông tin từ Lầu Năm Góc, lần sử dụng bom chùm quy mô lớn gần đây nhất của quân đội Mỹ là trong cuộc chiến với Iraq năm 2003. Nhưng theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các lực lượng Hoa Kỳ coi chúng là vũ khí chủ chốt trong cuộc chiến ở Afghanistan năm 2001. Trong ba năm đầu tiên của cuộc xung đột đó, ước tính liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo đã thả hơn 1.500 quả bom chùm ở Afghanistan.
Mỹ có một kho dự trữ bom, đạn chùm được gọi là DPICM, hoặc các loại đạn thông thường được cải tiến với mục đích kép mà họ không còn sử dụng sau khi loại bỏ chúng vào năm 2016.
Theo một bài báo trên trang web eArmor của quân đội Mỹ, các DPICM mà Washington sẽ cung cấp cho Kiev được bắn từ pháo 155mm, với mỗi hộp mang theo 88 quả bom nhỏ. Mỗi quả bom nhỏ có phạm vi sát thương khoảng 10 m2, do đó, một hộp có thể bao phủ một khu vực rộng tới 30.000 m2, tùy thuộc vào độ cao mà loại bom này được thả.
Các chuyên gia quân sự miêu tả, những quả bom nhỏ trong DPICM khi tấn công xe tăng hoặc xe bọc thép, sẽ tạo ra một phản lực xuyên thủng lớp giáp kim loại; đồng thời họ cũng cho biết thêm rằng có thể cần 10 quả bom nhỏ trở lên để phá hủy một phương tiện bọc thép, nhưng nó có thể chỉ mất một lần để vô hiệu hóa vũ khí của xe bọc thép hoặc khiến nó bất động.
>>Vì sao Mỹ hờ hững với kế hoạch hòa bình Nga - Ukraine?
Theo TheGuardians, Kiev đã thúc đẩy việc chế tạo và cung cấp bom chùm và cho rằng loại vũ khí này sẽ giúp tăng cường các nỗ lực phản công bằng cách cho phép quân đội của họ nhắm mục tiêu vào các vị trí cố thủ của Nga và khắc phục bất lợi về nhân lực và pháo binh.
Cho đến gần đây, Washington đã từ chối các lời kêu gọi của Kiev với lý do lo ngại về việc sử dụng vũ khí này, cũng như cho rằng chúng không cần thiết. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ gần đây đã báo hiệu một sự thay đổi, họ tin rằng bom chùm sẽ hữu ích, đặc biệt là trong việc tấn công vào các vị trí được đào sẵn của lực lượng Nga.
Tuy nhiên, các nhóm nhân quyền đã kêu gọi Nga và Ukraine ngừng sử dụng bom chùm và kêu gọi Mỹ không cung cấp các loại vũ khí này cho Kiev. Theo Mary Wareham, quyền Giám đốc vũ khí của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, vũ khí bom chùm do Nga và Ukraine sử dụng đang giết hại nhiều dân thường và điều này sẽ tiếp tục diễn ra trong nhiều năm nữa. Cả hai bên nên ngay lập tức ngừng sử dụng những vũ khí bừa bãi này.
Đáng lo ngại, các quan chức Mỹ đã tuyên bố rằng bất kỳ loại đạn nào được cung cấp cho Ukraine sẽ được giảm "tỷ lệ hư hỏng", nghĩa là sẽ có ít đạn khó nổ hơn được gửi đến Kiev. Điều này có nghĩa là tỷ lệ tử vong ngoài ý muốn của người dân tại Ukraine sẽ tăng cao hơn.
Ông Ryan Brobst, nhà phân tích tại Trung tâm nghiên cứu Foundation for Defense of Democracies (trụ sở Washington, Mỹ), nhận định trong bối cảnh hiện nay, bom chùm là lựa chọn hợp lý vì nó giúp Ukraine tiêu diệt nhiều mục tiêu hơn trong khi bắn ít đạn hơn, qua đó giảm bớt áp lực viện trợ đạn pháo của Mỹ và phương Tây.
Có thể bạn quan tâm
Chiến sự Nga - Ukraine: Tình thế bế tắc của ông Putin
05:00, 06/07/2023
V. Zelensky - lựa chọn đúng đắn của người Ukraine?
04:00, 06/07/2023
NATO sẽ tham chiến tại Ukraine trong năm 2023?
04:30, 05/07/2023
Vì sao Mỹ hờ hững với kế hoạch hòa bình Nga - Ukraine?
04:30, 03/07/2023
Nga mất dần “sân sau” vì chiến sự Ukraine
04:30, 01/07/2023