Chiến sự Nga - Ukraine: Tác động khó lường năm 2023

CẨM ANH 20/12/2022 03:30

Chiến sự Nga- Ukraine đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết các quốc gia trên thế giới trong năm 2022, và dự kiến các tác động này sẽ còn nghiêm trọng hơn trong năm tới.

>>Nga muốn giải quyết Ukraine bằng năng lượng

Cuộc khủng hoảng lương thực đang ngày một trầm trọng do chiến sự Nga - Ukraine

Cuộc khủng hoảng lương thực đang ngày một trầm trọng do chiến sự Nga - Ukraine

Theo dữ liệu do Liên Hợp Quốc thu thập, chiến sự Nga- Ukraine đã ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của khoảng 1,6 tỷ người ở 94 quốc gia trên toàn thế giới. Chiến sự này đã kéo theo cuộc khủng hoảng lương thực, năng lượng nghiêm trọng ở nhiều quốc gia.

Sau khi Nga tiến hành chiến sự tại Ukraine, thế giới đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể số người phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp về đói nghèo. Chỉ số giá lương thực của FAO đã đạt kỷ lục trong lịch sử với mức giá tăng 34%. 

Chương trình Lương thực Thế giới cảnh báo, hơn 2 tỷ nhà sản xuất nhỏ, lao động tại nông trại, lao động nông thôn và gia đình họ đang gặp khó khăn, đặc biệt họ không đủ khả năng chi trả cho một chế độ ăn uống lành mạnh. Tương tự, nhóm ứng phó khủng hoảng toàn cầu về lương thực, năng lượng và tài chính thuộc Liên Hợp Quốc cho biết, nếu Nga tiếp tục kéo dài chiến sự ở Ukraine và giá ngũ cốc và phân bón cao kéo dài sang vụ gieo trồng tiếp theo, thì cuộc khủng hoảng có thể lan sang các mặt hàng chủ lực khác.

Theo chuyên gia Anne-Sophie Corbeau – một học giả nghiên cứu tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu của Đại học Columbia, an ninh lương thực có liên quan trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Có tới hàng chục quốc gia đang phát triển đang phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ gia tăng. 

>>Chiến sự Nga- Ukraine sắp có "bước ngoặt" mới

Châu Âu chịu tổn thất nặng nề do giá năng lượng tăng cao

Châu Âu chịu tổn thất nặng nề do giá năng lượng tăng cao

Chỉ trong vài tháng sau khi chiến sự Nga- Ukraine bắt đầu, GDP toàn cầu đã giảm khoảng 1,5% và lạm phát toàn cầu gia tăng khoảng 1,3 điểm phần trăm. Sau 100 ngày đầu tiên của cuộc chiến, đồng tiền của 142 quốc gia đang phát triển đã mất giá. Lãi suất tăng cao ở các quốc gia phát triển, đặc biệt ở Mỹ, đã làm xói mòn cả giá trị đồng tiền của các nước đang phát triển, cũng như giảm khả năng vay mượn của họ trên thị trường nước ngoài.

Cuộc chiến Nga- Ukraine cũng đã đẩy chi phí nhập khẩu thực phẩm và nhiên liệu tăng lên đáng kể, tạo ra một “cơn bão" giá ở các thị trường mới nổi.

Đặc biệt, Châu Âu đã thiệt hại khoảng 1.000 tỷ USD do chi phí năng lượng tăng cao sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, nhưng cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất trong nhiều thập kỷ mà châu Âu phải đối mặt chỉ mới bắt đầu. Trong khi đó, khả năng tài chính của các chính phủ đang trong tình trạng căng thẳng. Khoảng một nửa số quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) gánh nợ với tổng giá trị đã vượt quá giới hạn 60% GDP của khối.

Cuộc chiến Nga-Ukraine được dự báo sẽ còn kéo dài sang năm 2023. Do đó, các cuộc khủng hoảng lương thực, năng lượng, nợ... sẽ còn nghiêm trọng hơn nữa và tác động của nó tới kinh tế toàn cầu sẽ còn khó lường hơn nữa trong năm 2023. Do đó, các chuyên gia cho rằng các quốc gia chịu tác động mạnh từ chiến sự Nga- Ukraine cần tiếp tục lên kịch bản ứng phó với thách thức này.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì Ukraine, Mỹ đã

    Vì Ukraine, Mỹ đã "tấn công" Nga như thế nào?

    04:30, 19/12/2022

  • Ukraine chiếm lại Crimea: Kế hoạch khó khả thi

    Ukraine chiếm lại Crimea: Kế hoạch khó khả thi

    04:30, 16/12/2022

  • Chiến sự Nga- Ukraine: Hai bên dần cạn kiệt vũ khí

    Chiến sự Nga- Ukraine: Hai bên dần cạn kiệt vũ khí

    04:00, 16/12/2022

  • Ai đạo diễn chiến thuật mới của ông Putin ở Ukraine?

    Ai đạo diễn chiến thuật mới của ông Putin ở Ukraine?

    04:30, 15/12/2022

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Ukraine tung chiêu mới

    Chiến sự Nga - Ukraine: Ukraine tung chiêu mới

    04:00, 15/12/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chiến sự Nga - Ukraine: Tác động khó lường năm 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO