Chính sách tiền tệ sẽ duy trì nới lỏng ở 2021, vì sao?

Diendandoanhnghiep.vn World Bank cho rằng chính sách tiền tệ, tài khóa của Việt Nam có thể sẽ giảm nới lỏng vào giữa 2021, nhưng dường như đây là sự lạc quan so với nhiều dự báo khác và nhu cầu thực của nền kinh tế.

Nguyên do khiến World Bank cho rằng Việt Nam sẽ giảm nới lỏng tiền tệ và tài khóa từ giữa 2021, là kinh tế Việt Nam với đà tăng trưởng hiện tại sẽ thực sự phục hồi sớm hơn nữa. Khi đã đạt được mục tiêu lấy lại đà tăng trưởng, Việt Nam sẽ phải quay lại để củng cố các dư địa tài khóa bền vững trung và dài hạn, vốn đã bị thu hẹp lợi thế tích lũy trước đó khi sử dụng các gói kích thích và chính sách nới lỏng hỗ trợ nền kinh tế trong năm qua.

Các ngân hàng big four đã dẫn đầu trong giảm lãi suất huy động và cho vay năm qua. (Ảnh: Giao dịch tại BIDV)

Các ngân hàng big four đã dẫn đầu trong giảm lãi suất huy động và cho vay năm qua. (Ảnh: Giao dịch tại BIDV)

Tuy nhiên tại Hội nghị triển khai triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước cần tính toán tăng trưởng tín dụng năm 2021 là bao nhiêu để đóng góp vào tăng trưởng vì với Việt Nam. Bởi tín dụng vẫn là một kênh quan trọng đối với sự phát triển. Cần tập trung hoàn thiện thể chế về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng phù hợp với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Theo đó, Thủ tướng nhấn mạnh NHNN cần tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt, “dứt khoát ngành ngân hàng không để thiếu vốn tín dụng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, lĩnh vực xuất khẩu, công nghệ cao”.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết dự kiến tăng trưởng tín dụng trong năm 2021 là 12%. Đây không phải là con số “đóng cứng” mà sẽ còn linh hoạt tùy theo thị trường, nhu cầu vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế.

So với tương quan tăng trưởng tín dụng đã được nới lỏng đáng kể, cùng lãi suất của Việt Nam đã về mức thấp nhất trong khu vực năm qua, thì năm 2021 vì vậy được dự báo sẽ là năm mà vốn ngân hàng cần tích cực hơn nữa trong hành trình “tạo máu”, lưu thông huyết mạch giúp các thành phần kinh tế đẩy mạnh tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh, đóng góp cho tăng trưởng GDP quay lại mức cao như bình thường.

Theo bộ phận Nghiên cứu của CTCK SSI, như các quốc gia khác, Ngân hàng Trung ương đóng một vai trò quan trọng trong chính sách tiền tệ năm 2020 để hỗ trợ nền kinh tế. Tuy nhiên ở Việt Nam, NHNN vẫn đang điều hành cẩn trọng.

Năm 2021, chúng tôi ước tính NHNN sẽ tiếp tục chính sách nới lỏng trong bối cảnh các ngân hàng trung ương khác cũng thực hiện chiến lược tương tự và đồng USD có thể tiếp tục giảm giá. Tuy nhiên, chính sách ngoại hối vào năm 2021 có thể thay đổi sau khi Bộ Tài chính Mỹ xác định Việt Nam thao túng tiền tệ. Đây có thể là yếu tố xúc tác chính để NHNN nhấn mạnh “không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng” vào định hướng chính sách. Do đó, chúng tôi có thể kỳ vọng đồng VND có thể tăng giá tương ứng với các chuyển biến tích cực của các yếu tố kinh tế vĩ mô của năm 2021. Trong khi đó, lãi suất có thể thoát đáy vào giữa năm 2021 do tăng trưởng tín dụng mạnh hơn và kinh tế phục hồi”.

Theo khảo sát, mức độ tiếp cận hỗ trợ của các doanh nghiệp với vốn,

Theo khảo sát, mức độ tiếp cận hỗ trợ của các doanh nghiệp với tái cấu trúc nợ và trợ cấp lương (thuộc gói tín dụng và gói 16.000 tỷ đồng) là rất thấp. (nguồn: Thống kê WB, VDSC)

CTCK này ước tín tăng tín dụng năm 2020 có thể đạt 12%. Năm 2021, ước tính tăng trưởng tín dụng nằm trong khoảng 13%-14%, cao hơn ước tính năm 2020 và sát với năm 2018 và 2019 là hơn 13%. Quan điểm lạc quan này là nhờ (1) nền kinh tế phục hồi nhờ sản xuất thành công vắc-xin COVID-19, (2) chuyển dịch từ trái phiếu doanh nghiệp sang tín dụng ngân hàng và (3) tài chính tiêu dùng tăng trưởng trở lại.

Cùng giữ quan điểm cho rằng chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ được duy trì trong năm 2021, CTCK Rồng Việt (VDSC) nhấn mạnh điều này là nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và các hộ gia đình gặp khó khăn trong đại dịch COVID-19. Theo đó, tăng trưởng tín dụng có thể sẽ tăng từ 12-13% cùng với sự cải thiện của niềm tin kinh doanh và các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, VDSC cho rằng khả năng tiếp tục cắt giảm lãi suất là thấp, riêng tiền đồng sẽ tiếp tục ổn định so với USD trong năm 2021.

Với 3 đợt điều chỉnh lãi suất điều hành cùng đợt hạ các lãi suất quan trọng trong năm 2020, ngành ngân hàng hiện tại đang duy trì lãi suất huy động ở mức đáy lịch sử với khoảng 3% kỳ hạn ngắn tại các ngân hàng big four. Biên độ chênh lệch lãi suất cho vay-huy động theo gói ưu đãi các lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế chỉ từ 2-3%, thậm chí có những gói vay trị giá nhỏ mà cả nhóm big four lẫn các ngân hàng TMCP triển khai, có mức lãi vay từ 4,5% - thấp tương đương kỳ hạn huy động từ 3 -6 tháng tại một số nhà băng.

Ở mức lãi được khẳng định thấp như hiện tại, các ngân hàng thực tế vẫn ghi nhận lợi nhuận cao, ước bình quân có thể lên tới trên 10% trên toàn hệ thống trong năm 2020 so với năm 2019”, một chuyên gia nói. Theo ông này, sở dĩ các ngân hàng duy trì được lợi nhuận cao là bởi trên thực tế, các gói vay lãi suất cực thấp trị giá không lớn, tỷ lệ giải ngân nhỏ giọt, nhiều tổ chức vẫn cơ cấu nguồn vốn và dịch chuyển sang tài trợ vốn qua trái phiếu doanh nghiệp với lãi suất cao hơn.v.v

Khả năng năm 2021, khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp có sự hạn chế nhất định và trước yêu cầu đẩy vốn hiệu quả ra nền kinh tế, sẽ có sự dịch chuyển ngược từ nhu cầu vay mượn qua trái phiếu doanh nghiệp sang kênh tín dụng. Khi vaccine trị COVID- 19 đã được phổ biến ở nhiều quốc gia, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cũng sẽ có sự phục hồi khởi sắc kinh doanh và có nhu cầu vốn cao hơn. Tại nội địa, nếu chúng ta tiếp tục giữ vững đà kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ như hiện tại, kinh tế phục hồi, tiêu dùng sẽ tăng nhanh cũng như, bất động sản cũng sẽ hồi phục, có thanh khoản tốt...Nhu cầu vốn nhìn chung tốt hơn thì sẽ giúp ngân hàng giữ được mức lãi suất hiện tại và đẩy mạnh tín dụng. Đó là điều kiện để Việt Nam tiếp tục nới lỏng tiền tệ thận trọng và linh hoạt”, chuyên gia phân tích.  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chính sách tiền tệ sẽ duy trì nới lỏng ở 2021, vì sao? tại chuyên mục Tín dụng - Ngân hàng của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711693018 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711693018 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10