Chính sách ưu đãi thu hút doanh nghiệp phát triển hiện đại cụm cảng Cái Mép – Thị Vải

Diendandoanhnghiep.vn Cần chính sách kêu gọi doanh nghiệp, nhà đầu tư tiềm lực lớn phát triển hạ tầng cảng biển khu vực Cái Mép - Thị Vải thành "cửa ngõ" của Đông Nam Bộ, của Quốc gia và của khu vực.

>>> LOGISTICS VÙNG ĐÔNG NAM BỘ: Vai trò kết nối của đường thủy nội địa

Chia sẻ tại Diễn đàn “Liên kết phát triển logistics – Động lực tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam Bộ” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), UBND Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, Hiệp Hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) và Sở Công Thương Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phối hợp tổ chức, ông Nguyễn Đình Việt, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam nhấn mạnh, Nghị Quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đánh giá “Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, thu ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm của cả nước”.

Mục tiêu

Năm 2022, cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu đã thông qua lượng hàng đạt 106,7 triệu tấn, trong đó riêng container là 8,34 triệu TEU.

 

Bởi vậy, những năm qua, Đông Nam Bộ là khu vực luôn được Nhà nước đặc biệt quan tâm phát triển hạ tầng giao thông vận tải, trong đó có hạ tầng cảng biển nhằm tạo động lực để Đông Nam Bộ phát huy thế mạnh, đảm bảo vai trò đầu tàu về kinh tế và hội nhập.

“Sức hút” cảng biển đặc biệt quốc gia

Theo đó, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải đánh giá, nhóm cảng biển Đông Nam Bộ có vai trò quan trọng trong 5 nhóm cảng trên phạm vi cả nước.

Hàng năm, cảng biển Đông Nam Bộ (Nhóm 4) thông qua khối lượng hàng hóa chiếm gần 50% tổng hàng hóa thông qua toàn hệ thống, riêng về hàng container chiếm trên 60% tổng lượng hàng container thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam. Trong đó, cảng biển Bà Rịa Vũng Tàu với khu bến chính tại Cái Mép – Thị Vải là một trong hai cảng biển đặc biệt, ngày càng khẳng định vị thế hàng đầu - cửa ngõ quốc tế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.

Căn cứ Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2010, định hướng đến năm 2030. Tại thời điểm đó Cảng biển Bà Rịa Vũng Tàu được quy hoạch với yêu cầu: “có vai trò hỗ trợ cho cụm cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, khu vực tỉnh Đồng  Nai. Về lâu dài, cụm cảng khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ là cụm cảng chính (cảng cửa ngõ) của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, được quy hoạch để đáp ứng xu thế phát triển về cảng biển và hàng hải trong khu vực và trên thế giới”.

Trải qua 20 năm phát triển theo Quy hoạch, Cảng biển Bà Rịa Vũng Tàu đã định hình là một cảng biển cửa ngõ quan trọng của Vùng và Quốc gia với tổng chiều dài cầu bến khoảng trên 20 km, công suất thiết kế là 150-170 triệu tấn/năm. Trong đó có 8 bến cảng chuyên dụng xếp dỡ container tại Cái Mép – Thị Vải với công suất 8,3- 8,67 triệu TEU/năm.

Song song với đầu tư hạ tầng bến cảng biển, hạ tầng luồng hàng hải, các hệ thống hỗ trợ bảo đảm an toàn hàng hải cũng được quan tâm đầu tư, thiết lập trong đó tuyến luồng hàng hải Vũng Tàu – Thị Vải được đầu tư nạo vét năm 2012 với độ sâu từ phao 0 đến bến cảng bến cảng ODA Cái Mép đạt -14m, và đến bến cảng ODA Thị Vải đạt độ sâu đến -12m.

Công tác ứng dụng thành tựu KHCN trong lĩnh vực hàng hải cũng được chú trọng, hệ thống quản lý giao thông tàu biển (VTS) trên tuyến luồng Vũng Tàu – Thị Vải được đầu tư để tăng cường giám sát tàu biển, cảnh báo sớm cho các tàu thuyền vào rời cảng biển tránh được các nguy cơ mất an toàn, mang lại hiệu quả thiết thực đối với các hoạt động hàng hải tại khu vực.

Từ những lợi thế về điều kiện tự  nhiên, kinh tế xã hội, nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hàng hải đã có mặt tại Cái Mép – Thị Vải để hình thành các liên doanh đầu tư xây dựng và khai thác cảng biển điển hình như Tập đoàn SSA Marine - Mỹ  tham gia đầu tư khai thác bến cảng SSIT; Tập đoàn PSA - Singapore tham gia đầu tư, khai thác bến cảng SP-PSA; Tập đoàn APMT - Đan Mạch tham gia đầu tư khai thác Cảng CMIT; tập đoàn Hutchison Port Holding - Hong Kong tham gia đầu tư bến cảng SITV; Các hãng tàu Mitsui O.S.K line - Nhật Bản, Wanhai Lines - Đài Loan tham gia khai thác bến cảng Container quốc tế Tân Cảng Cái Mép; Hãng tàu CMA-CGM tham gia đầu tư, khai thác bến cảng Gemalink… Những nhà đầu tư, nhà khai thác cảng nêu trên cùng với những nhà khai thác cảng hàng đầu Việt Nam như Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, Cảng Sài Gòn mang đến những dịch vụ cảng biển tốt nhất, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và sức cạnh tranh cảng biển Bà Rịa Vũng Tàu.

Song song với việc đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng bến cảng, các dịch vụ vận tải tại Cảng biển Vũng Tàu cũng phát triển tương đồng. Từ thời điểm cách đây 10 năm (cuối năm 2012) tại Cái Mép - Thị Vải mới thiết lập được khoảng 8 tuyến tàu, thì đến nay đã thiết lập được 35 tuyến vận tải với cỡ tàu lớn nhất lên đến 24.000TEU, trong đó có 9 tuyến nội Á, 21 tuyến đi Mỹ và 05 tuyến đi Châu Âu. Việc các tàu mẹ với sức chở container lớn nhất trên thế giới cập các bến cảng tại Cái Mép đã khẳng định vị thế cảng biển Việt Nam trên toàn cầu, tăng sức hút đối với các nhà đầu tư vào khu vực Đông Nam Bộ nói chung và Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng.

Năm 2022, cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu đã thông qua lượng hàng đạt 106,7 triệu tấn, trong đó riêng container là 8,34 triệu TEU - tương đương với công suất thiết kế các bến cảng container.

>>>Hạ tầng mềm cho phát triển bền vững logistics Đông Nam Bộ

>>>Đột phá thu hút đầu tư và phát triển kinh tế từ khu thương mại tự do

Thiếu đồng bộ

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ông Nguyễn Đình Việt cũng thẳng thắn chỉ ra, quá trình phát triển cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu thời gian qua vẫn có một số tồn tại hạn chế như hạ tầng giao thông kết nối cảng chậm được triển khai. Cụ thể, Tuyến đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải đến này vẫn chưa hoàn thành (đang thi công cầu Phước An); Cao tốc bến Lức Long Thành và tuyến đường nối với bến cảng Cái Mép – Thị Vải chậm tiến độ; tuyến Quốc lộ 51 hạn chế về năng lực chưa đáp ứng yêu cầu tiếp/rút hàng đến cảng nên tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra;

Cùng với đó, thiếu hạ tầng logistics như trung tâm phân phối; các depot cho xe tải, công rỗng; cảng cạn... để hỗ trợ khai thác cảng biển, điều này làm cho giao thông thêm phức tạp, tổ chức vận tải gặp nhiều khó khăn. 

Chuẩn tắc luồng tàu chưa đáp ứng nhu cầu thực tế: Hiện nay các tàu thuyền vào rời các bến cảng khu vực Cái Mép đến 232.000 DWT, tuy nhiên tuyến luồng đến thời điểm hiện tại vẫn giữ nguyên chuẩn tắc công bố từ năm 2012 cho tàu đến 80.000 DWT, làm hạn chế năng lực của các bến cảng. Các tàu trọng tải lớn có nhu cầu cập cảng vẫn phải thực hiện các thủ tục thử nghiệm tạm thời, đòi hỏi các giải pháp quản lý, vận hành phức tạp.   

Phát triển các dịch vụ cảng biển như hải Quan, kiểm dịch, tài chính bảo hiểm...thiếu đồng bộ về quy mô và tiến trình thực hiện.

Đặc biệt, việc triển khai đầu tư cho của từng doanh nghiệp cảng trước đây với chiều dài mỗi bến cảng khoảng 600m, khi tiếp nhận các tàu biển trọng tải lớn như hiện nay với chiều dài đến 400m thì với chiều dài còn lại chỉ có thể tiếp nhận tàu trọng tải dưới 20.000 DWT.

Phó Cục trưởng Cục Hàng hải cũng lưu ý tới vấn đề cạnh tranh nội vùng liên quan đến nhu cầu, lợi ích của từng địa phương đều mong muốn phát triển cảng để thúc đẩy các hoạt động kinh tế cũng tác động đến sự phát triển của Cái Mép – Thị Vải. Mặt khác vấn đề cạnh tranh giữa các cảng biển cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý về giá, phí nói chung, trong đó có các bến cảng khu vực Cái Mép – Thị Vải.

Nghiên cứu cơ chế cảng mở

Ông Nguyễn Đình Việt cho biết, căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch Nhóm cảng biển, bến cảng cầu cảng bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo kết quả nghiên cứu quy hoạch cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2030 thông qua từ 209-231 triệu tấn, riêng hàng container từ 16-18 triệu TEU.

cần xác định trọng tâm ưu tiên phát triển cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải là một cửa ngõ của Đông Nam Bộ, của Quốc gia và xa hơn là của Khu vực để hoạch định các ưu tiên về hạ tầng kết nối.

Cần xác định trọng tâm ưu tiên phát triển cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải là một cửa ngõ của Đông Nam Bộ, của Quốc gia và xa hơn là của Khu vực để hoạch định các ưu tiên về hạ tầng kết nối.

Do đó, để phát triển cảng biển Bà Rịa  - Vũng Tàu, trọng tâm là khu bến cảng Cái Mép – Thị Vải đến năm 2030 có thể đáp ứng nhu cầu thông qua gấp 1,9-2,1 lần so với nhu cầu hiện tại hiện tại, theo hướng hiện đại, bền vững cần phải tập trung một số giải pháp.

Thứ nhất, đẩy mạnh hạ tầng kết nối sau cảng đồng bộ với tiến trình đầu tư các bến cảng khu vực Cái Mép Hạ và hạ lưu Cái Mép Hạ. Trước hết tập trung hoàn thành nạo vét tuyến luồng Cái Mép - Thị Vải đến -15,5m đến bến cảng CMIT (theo kế hoạch Quý I/2024), đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công cầu Phước An và tuyến đường nối với đồng bộ với thời gian đưa vào khai thác cao tốc Bến Lức - Long Thành. Cần sớm đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu đầu tư tuyến đường bộ cao tốc và tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu trước năm 2030 các theo Quy hoạch Mạng lưới đường bộ, đường sắt đã được TTCP phê duyệt. Song song với việc đầu tư các trục giao thông quốc gia, địa phương cũng cần chủ động nghiên cứu phát triển các tuyến nhánh giao thông kết nối đồng bộ thông suốt đến hàng rào cảng.

Thứ hai, sớm đầu tư phát triển trung tâm logistics và nghiên cứu cơ chế cảng mở, khu phi thuế quan tại Cái Mép để thúc đẩy các hoạt động hàng hải, thu hút hàng hóa trung chuyển đến Cái Mép – Thị Vải. Đồng thời cần hoàn thiện về tổ chức, cơ sở hạ tầng trang thiết bị Hải quan, kiểm dịch.. đáp ứng tại chỗ các dịch vụ hàng hóa tại Cái Mép – Thị Vải để rút ngắn thời gian chi phí thực hiện.

Thứ ba, cần có chính sách kêu gọi các Nhà đầu tư có tiềm lực lớn phát triển hạ tầng cảng biển đáp ứng quy mô theo quy hoạch, tối ưu hóa sử dụng tài nguyên đất, mặt nước, phù hợp với tiến trình chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng quốc gia.

Liên quan vấn đề này, chia sẻ với DĐDN, Lãnh đạo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng khẳng định, để thu hút nhà đầu tư, ngoài các quy định về miễn giảm thuế theo quy định, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu rất chú trọng đến công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ nhà đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình đầu tư của doanh nghiệp như thành lập tổ công tác đặc biệt gỡ khó cho doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Đồng thời, triển khai có hiệu quả kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nộp hồ sơ qua môi trường mạng; Thực hiện nhanh chóng các thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi, thông thoáng tối đa trong khuôn khổ pháp luật cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp.

Đặc biệt, lãnh đạo địa phương cho biết, đang nghiên cứu, đề xuất các cơ chế mới, đặc thù đối với dự án Khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ để tạo động lực thu hút các nhà đầu tư trong tương lai.

Thứ tư, Phó Cục trưởng Nguyễn Đình Việt cho rằng, cần thực hiện mạnh mẽ việc quản lý điều phối vĩ mô về vấn đề liên kết vùng trong phát triển cảng biển, đề cao lợi ích quốc gia, hài hòa lợi ích của các địa phương trong vùng. Trong đó cần xác định trọng tâm ưu tiên phát triển cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải là một cửa ngõ của Đông Nam Bộ, của Quốc gia và xa hơn là của Khu vực để hoạch định các ưu tiên về hạ tầng kết nối, về hạ tầng các khu công nghiệp, đô thị để đảm bảo phù hợp trong phát triển không gian cảng biển – công nghiệp - đô thị gắn liền với quốc phòng, an ninh.

Thứ năm, cần hoàn thiện cơ chế quản lý phát triển các hiệp hội liên quan đến cảng biển nói chung trong đó có cảng biển khu vực Đông Nam Bộ và Bà Rịa – Vũng Tàu, tăng cường vai trò của hiệp hội doanh nghiệp cảng để nâng cao chất lượng dịch vụ, thay mặt doanh nghiệp cảng để điều tiết hài hòa, minh bạch thị trường khai thác cảng, hài hòa các mối quan hệ Chủ hàng – Chủ Cảng – Chủ tàu, nâng cao năng lực giải quyết các vấn đề tranh chấp quốc tế về hàng hải, giảm bớt sự tham gia, điều tiết của nhà nước.      

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chính sách ưu đãi thu hút doanh nghiệp phát triển hiện đại cụm cảng Cái Mép – Thị Vải tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714320715 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714320715 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10