Hạ tầng mềm cho phát triển bền vững logistics Đông Nam Bộ

Diendandoanhnghiep.vn Cải thiện hạ tầng mềm thông qua chuyển đổi số mang lại hiệu quả lâu dài và phát triển bền vững cho các doanh nghiệp.

>>> Định hướng giải pháp chuyển đổi số ngành logistics

Phát biểu tại phiên thảo luận diễn đàn Liên kết phát triển logistics - Động lực tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam Bộ do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) và Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phối hợp tổ chức tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ông Đào Trọng Khoa - Phó Chủ tịch Liên đoàn Logistics Đông Nam Á (AFFA), Chủ tịch DTK Logistics Solutions nhấn mạnh: Cải thiện hạ tầng mềm thông qua chuyển đổi số mang lại hiệu quả lâu dài và phát triển bền vững cho các doanh nghiệp. Với vùng Đông Nam Bộ, năm 2023, Hội đồng điều phối vùng được thành lập với nhiều nhiệm vụ, trong đó có điều phối trong lĩnh vực đô thị, logistic, dịch vụ chất lượng cao, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.

ông Đào Trọng Khoa - Phó Chủ tịch Liên đoàn Logistics Đông Nam Á (AFFA), Chủ tịch DTK Logistics Solutions

Ông Đào Trọng Khoa - Phó Chủ tịch Liên đoàn Logistics Đông Nam Á (AFFA), Chủ tịch DTK Logistics Solutions

Rào cản và điểm nghẽn phát triển hạ tầng mềm

Việc phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả. Theo ông Đào Trọng Khoa, trên thế giới, mô hình hệ thống cộng đồng cảng biển (Port Community System PCS) của cảng Barcelona (Tây Ban Nha) được xem là điển hình thành công trong chuyển đổi số. PCS là nền tảng điện tử trung lập và mở cho phép trao đổi thông tin thông minh và an toàn giữa các bên liên quan nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của cộng đồng cảng biển và cảng hàng không; giúp tối ưu hóa, tự động hóa các hoạt động của cảng và logistics thông qua một cổng kết nối dữ liệu.

Số hóa quy trình, năng suất hoạt động của cảng Barcelona đã được cải thiện, đồng thời góp phần tăng doanh số bán hàng, giảm khoảng 15% chi phí hoạt động, giảm mức tiêu thụ nhiên liệu, hạn chế khí thải, cải thiện ô nhiễm môi trường.

Cùng với xanh hoá và tự động hoá, số hoá là xu hướng phát triển tất yếu của ngành logistics trong những năm tới. Ông Đào Trọng Khoa thông tin, một số doanh nghiệp lớn, cảng hàng đầu Việt Nam đã và đang có kế hoạch ứng dụng mô hình PCS và đẩy mạnh chuyển đổi số. Tuy nhiên, đánh giá chung về chuyển đổi số, phát triển hạ tầng mềm trong logistics còn một số hạn chế, bất cập.

Các diễn giả tham gia phiên thảo luận

Các diễn giả tham gia phiên thảo luận

Thứ nhất, chưa có sự thống nhất, nhất quán về thể chế, cơ chế phối hợp của các cơ quan nhà nước từ Trung ương tới địa phương trong quản lý, khai thác hạ tầng mềm công nghệ dẫn đến tình trạng thiếu đồng bộ trong quản lý, khai thác, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống logistics.

Thứ hai, hạn chế về tài chính và am hiểu công nghệ của doanh nghiệp. Theo khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam, có khoảng 92% doanh nghiệp không biết chuyển đổi số như thế nào. Trong khi các doanh nghiệp logistics thường phải đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, công nghệ... nên cải thiện tài chính giúp các doanh nghiệp có nguồn lực cho đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thứ ba, các doanh nghiệp cần đồng nhất phần mềm tác nghiệp và phần mềm quản trị. Hay nói cách khác, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa cần có “tư duy” triển khai vĩ mô đồng bộ dù mua một phần mềm đơn lẻ. Cách tiếp cận rời rạc như hiện nay với những nỗ lực đơn lẻ sẽ không thể phát huy hết tiềm năng chuyển đổi.

>>> Vai trò không thể thiếu của công nghệ trong lĩnh vực logistics

Tệ hơn nữa, thiếu quyết đoán trong việc bắt đầu từ đâu có thể sẽ tạo ra tình trạng tê liệt, cản trở tiến độ, trì hoãn thực hiện các chuyển đổi và sáng kiến mới cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần áp dụng một phần mềm có thể mang lại khả năng hiển thị cao và đồng nhất trong hoạt động của doanh nghiệp và tác động tích cực của việc đầu tư công nghệ vào lĩnh vực logistics.

Vượt qua những thách thức như thiếu nguồn lực vốn cũng như sự bất đồng của lực lượng lao động khi chuyển đổi số trong doanh nghiệp là rất quan trọng để khai thác toàn bộ tiềm năng của chuyển đổi kỹ thuật số.

Gợi ý chính sách và hướng tiếp cận cho doanh nghiệp

Từ thực tế trên, Chủ tịch DTK Logistics Solutions Đào Trọng Khoa đề xuất một số các giải pháp phát triển hạ tầng mềm cho logistics Đông Nam Bộ.

Đó là, các tỉnh, thành cần có hệ thống quản lý dịch vụ logistics tích hợp liên ngành kết nối giữa cơ quan quản lý nhà nước với các phần mềm của cảng, kho bãi, hãng tàu, hãng hàng không, hải quan... như TOT, ePort, eManifest, eD/O, eC/O, Smart port, ePermit, eCustoms. Từ đó không giới hạn không gian, có thể triển khai trên diện rộng như vùng Đông Nam Bộ hay toàn quốc.

Hệ thống kết nối, tương tác hai chiều giữa 03 bên gồm: đơn vị sử dụng dịch vụ, cung ứng dịch vụ và cơ quan quản lý liên vùng góp rút ngắn thời gian, luồng thông tin minh bạch, giảm chi phí và tăng chỉ số LPI. Các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có thể sử dụng một phần tác nghiệp cơ bản trên hệ thống này mà không cần nguồn lực đầu tư.

Bên cạnh đó, phát triển hạ tầng logistics xanh cho tăng trưởng kinh tế bền vững, trong quy trình chuỗi cung ứng và logistics như sử dụng năng lượng mặt trời, vật liệu thân thiện, dễ phân hủy, tối ưu hóa các tuyến đường, tái chế vật liệu đóng gói, không ảnh hưởng môi trường.

Ngoài ra, hạ tầng mềm về thể chế chính sách về công nghệ, đặc biệt là dữ liệu cần phải làm rõ bằng các văn bản quy phạm pháp luật. Với các dữ liệu lớn của ngành logistics, ông Đào Trọng Khoa xem đó là dữ liệu giàu, cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội có thể trợ giúp doanh nghiệp SMEs phân tích các bài toán kinh doanh cơ bản, tối ưu quãng đường, kho bãi, góp phần phát huy vai trò và giá trị của hạ tầng mềm.

Thống nhất một nền tảng chung cho các cấp, cho các doanh nghiệp từ quy mô lớn đến nhỏ, siêu nhỏ cũng rất cần thiết nhằm tạo sự kết nối dễ dàng hơn. Hiện nay, mỗi cảng, mỗi kho hàng, mỗi hãng tàu, mỗi công ty giao nhận đều có phần mềm riêng, vô hình chung gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và logistics.

>>> Liên kết phát triển Logistics - Động lực tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam Bộ

Với các doanh nghiệp logistics, ông Đào Trọng Khoa cho rằng cần bắt kịp nhu cầu năng lực và giải quyết những gián đoạn ảnh hưởng đến ngành logistics nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần phải hành động nhanh chóng để cải thiện năng suất, hiệu quả hoạt động nhằm duy trì tính cạnh tranh.

Quá trình này có thể được thúc đẩy nhanh hơn nhờ sự hỗ trợ của công nghệ. Đầu tư vào một nền tảng kỹ thuật số duy nhất chứa thông tin dựa trên nhiều luồng dữ liệu và biến số từ các bên có thể giúp doanh nghiệp theo dõi, hiện thực hóa tiến độ công việc, tăng năng suất hoạt động.

Chẳng hạn như DHL Global Forwarding đã từ bỏ hệ thống tự xây dựng hàng triệu đô của mình để chuyển đổi sang sử dụng hệ thống CargoWise. Nền tảng này đã giúp năng suất hiệu quả, khả năng tích hợp sâu từ quản lý TMS, WMS đến Forwarder và kế toán. Các thông tin từ lô hàng đến tài chính được quản lý chính xác và minh bạch. CargoWise đã trở thành hệ thống quản lý vận tải cốt lõi của họ.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hạ tầng mềm cho phát triển bền vững logistics Đông Nam Bộ tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714309613 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714309613 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10