Chính sách ưu đãi thuế ngắn ngủi, doanh nghiệp lo khó tiếp cận

Diendandoanhnghiep.vn Chính sách hỗ trợ thuế là điều doanh nghiệp mong chờ nhất, do đó, doanh nghiệp mong muốn được nới điều kiện áp dụng đồng thời gấp gáp đưa chính sách vào đời sống.

Dù vẫn vững vàng trước tác động tiêu cực của đại dịch nhưng ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Sunhouse cũng bộc bạch, trong suốt ba tháng đóng cửa, đầu ra doanh nghiệp thiệt hại đến 50-70%.

Chính sách tốt hiện nay cần cho doanh nghiệp là giúp họ giãn hoãn nợ, thuế hoặc cấp tiếp tín dụng cho đối tượng này

Chính sách tốt hiện nay cần cho doanh nghiệp là giúp họ giãn hoãn nợ, thuế hoặc cấp tiếp tín dụng cho đối tượng này.

Cấp thiết nhất là giãn, hoãn, giảm thuế

Theo Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse, chúng ta có một suy nghĩ lạ lùng, cho phép thông thương sản xuất nhưng đóng đầu ra, đóng hết cửa hàng, gần như doanh nghiệp không bán được hàng, mất nguồn thu. Như vậy, thông thương sản xuất là vô nghĩa. Vì vậy, tình hình tài chính doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, bởi khi dùng hết nguồn lực, khi quay lại phục hồi sẽ khó khăn.

“Chính sách tốt hiện nay cần cho doanh nghiệp là giúp họ giãn hoãn nợ, thuế hoặc cấp tiếp tín dụng cho đối tượng này”, ông Phú nêu quan điểm. 

Thấu hiểu nhu cầu cấp bách này của doanh nghiệp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15. Ngay sau đó, Chính phủ đã nhanh chóng ban hành Nghị định số 92/2021/NĐ-CP hướng dẫn 4 nhóm giải pháp miễn, giảm thuế, khuyến khích doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, người dân vượt qua khó khăn bởi dịch bệnh của thế giới, đảm bảo chính sách rõ ràng, minh bạch, đơn giản, giảm thủ tục hành chính. 

Theo đó, thứ nhất, giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với doanh nghiệp, tổ chức có doanh thu không quá 200 tỷ đồng và doanh thu năm 2021 giảm so với năm 2019.

Thứ hai, miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác trong quý 3 và quý 4 của năm 2021 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các địa bàn cấp huyện chịu tác động của dịch Covid-19 trong năm 2021.

Thứ ba, giảm 30% thuế giá trị gia tăng đối với nhóm hàng hóa, dịch vụ trong các ngành nghề như vận tải, du lịch, nghệ thuật...

Thứ tư, miễn tiền chậm nộp phát sinh trong các năm 2020, 2021 đối với các doanh nghiệp, tổ chức phát sinh lỗ trong năm 2020.

Trao đổi với DĐDN, nhiều doanh nghiệp cũng kỳ vọng vào chính sách giảm thuế, đặc biệt là thuế GTGT 30% như Nghị Quyết đưa ra. Thực tế trong báo cáo về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố năm 2021, chính sách hỗ trợ về thuế được doanh nghiệp đánh giá là dễ tiếp cận nhất đồng thời cũng hữu ích nhất, tiếp theo là chính sách tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội và phí công đoàn và đứng cuối là chính sách hỗ trợ giãn thời gian cho vay và giảm lãi suất vay.

Cụ thể, 57% doanh nghiệp cho biết khó tiếp cận hỗ trợ giảm lãi suất và giãn thời gian cho vay so với 44% ở chính sách hỗ trợ tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội và chưa đến 40% ở chính sách gia hạn đóng thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng.

Gấp gáp đưa chính sách vào đời sống

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng cần linh hoạt điều kiện áp dụng chính sách giảm thuế với từng lĩnh vực ngành. “Với tình hình giá cước vận tải biển tăng cao, có những tuyến tăng gấp 10 lần như thời gian vừa qua, kéo theo doanh thu của những doanh nghiệp logistics đặc biệt là doanh nghiệp vận tải quốc tế tăng theo, nhiều doanh nghiệp đến thời điểm hiện tại doanh thu đã vượt 200 tỷ. Nhưng điều này không đồng nghĩa với lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, ngược lại, áp lực về dòng tiền của doanh nghiệp lớn hơn rất nhiều. Do đó, kiến nghị áp dụng giảm 30% thuế TNDN linh hoạt với ngành nghề lĩnh vực, có thể “nới” quy định về doanh thu lên mức phù hợp với doanh nghiệp logistics do diễn biến tăng giá cước như đã nói ở trên”, ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), Tổng giám đốc T&M Forwarding đề xuất.

Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa lo lắng bị

Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa lo lắng bị "đứng ngoài" chính sách.

Không chỉ doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng có đề xuất tương tự. “Kiến nghị tiếp tục đề xuất giãn, hoãn, giảm thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc cho phép chậm nộp các loại thuế như thuế TNDN, thuế nhập khẩu cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu”, ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa TP Hà Nội (Hanoisme) đề xuất.

Các doanh nghiệp, chuyên gia cũng đề xuất các hỗ trợ này cần “dài hơi” hơn hoặc cần nhanh chóng đi vào đời sống có vậy mới đủ sức “cứu” doanh nghiệp. Nói như GS.TS. Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính, các chủ trương này cần sớm đi vào cuộc sống để kịp thời hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp có thêm dòng tiền tái đầu tư cho sản xuất kinh doanh.

Bởi theo Điều 3, Nghị định 92, việc giảm 30% thuế giá trị gia tăng chỉ trong thời gian 2 tháng, từ ngày 01/11/2021 đến hết ngày 31/12/2021 đối với hàng hóa, dịch vụ, với những lĩnh vực phải chịu thiệt hại nặng nề trong thời gian vừa qua như vận tải, du lịch, phát hành phim ảnh, giảm 1 tháng so với đề xuất trước đó của Bộ Tài chính. Hay chính sách miễn các loại thuế khác đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh cũng ngắn ngủi, chỉ trong 6 tháng cuối năm 2021.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chính sách ưu đãi thuế ngắn ngủi, doanh nghiệp lo khó tiếp cận tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714151228 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714151228 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10