Chờ khả năng thực thi của Nghị định 08 về trái phiếu doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Theo ông Phan Lê Thành Long, Nghị định 08/2023/NĐ-CP đã mở ra hướng đi mới cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhưng khả năng thực thi cũng là vấn đề được đặt ra với Nghị định này.

>> TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Chính phủ ban hành Nghị định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP ngày 5/3/2023 sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Nghị định 08/2023/NĐ-CP đã mở ra giải pháp tình thế, kỳ vọng tháo gỡ đa số những vướng mắc liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn năm nay và năm tới

Nghị định 08/2023/NĐ-CP đã mở ra giải pháp tình thế, kỳ vọng tháo gỡ đa số những vướng mắc liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn năm nay và năm tới

Nghị định bổ sung nhiều điểm mới về trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu như:

Thứ nhất, doanh nghiệp có thể đàm phán với người sở hữu trái phiếu để thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác, đảm theo các nguyên tắc: Tuân thủ quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đó; Phải được người sở hữu trái phiếu chấp thuận; Doanh nghiệp phát hành phải công bố thông tin bất thường và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình trạng pháp lý của tài sản sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, cho phép doanh nghiệp được thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu đảm bảo tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định này. Trường hợp kéo dài kỳ hạn của trái phiếu thì thời gian tối đa không quá 2 năm so với kỳ hạn tại phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho nhà đầu tư. Đối với người sở hữu trái phiếu không chấp thuận thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu thì doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm đàm phán để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.

Trường hợp có người sở hữu trái phiếu không chấp thuận phương án đàm phán thì doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người sở hữu trái phiếu theo phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho nhà đầu tư (kể cả trường hợp việc thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu đã được người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu trở lên chấp thuận).

Thứ ba, ngưng hiệu lực thi hành một số quy định tại Nghị định số 65/2022/NĐ-CP đến hết ngày 31/12/2023 gồm: Quy định về việc xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân; Quy định về thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt phát hành; và Quy định về kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu.

TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia đánh giá, đây là những giải pháp tình thế, kỳ vọng tháo gỡ đa số những vướng mắc liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn năm nay và năm tới. Muốn vậy, rất cần tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc thực hiện cam kết của doanh nghiệp, sự đồng hành, chia sẻ của nhà đầu tư và sự hỗ trợ kịp thời, giải quyết vướng mắc của các cơ quan quản lý. Đồng thời, các bên liên quan cũng cần chuẩn bị hành trang cho năm tới khi các điều kiện tiêu chuẩn cao hơn (nhà đầu tư chuyên nghiệp, xếp hạng tín nhiệm, thời gian phân phối trái phiếu…) bắt đầu áp dụng trở lại.

>> TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU: "Ủng hộ mềm ngắn hạn" về trái phiếu doanh nghiệp

Tuy nhiên, theo nhìn nhận của chuyên gia tài chính Phan Lê Thành Long, Nghị định 08 đã mở ra hướng đi, nhưng vấn đề chính của Nghị định này là khả năng là thực thi. Trong đó có 2 câu hỏi đặt ra với trái chủ đó là: Định giá tài sản (BĐS) là bao nhiêu khi trừ nợ trái phiếu và nếu tài sản là BĐS dở dang thì đánh giá năng lực hoàn thành BĐS của doanh nghiệp như thế nào? Đây là điểm sẽ có thể gặp khó khi triển khai.

Định giá tài sản (BĐS) là bao nhiêu khi trừ nợ trái phiếu và nếu tài sản là BĐS dở dang thì đánh giá năng lực hoàn thành BĐS của doanh nghiệp như thế nào?

Định giá tài sản (BĐS) là bao nhiêu khi trừ nợ trái phiếu và nếu tài sản là BĐS dở dang thì đánh giá năng lực hoàn thành BĐS của doanh nghiệp như thế nào?

“Thêm một vấn đề nữa, trái chủ là các tổ chức như ngân hàng, công ty chứng khoán và cá nhân (số đông) sẽ khác nhau. Giả sử có 10 trái chủ cá nhân, trong đó 7 người đồng ý nhận BĐS dở dang, 3 người không đồng ý và yêu cầu doanh nghiệp trả tiền. Nếu doanh nghiệp bố trí được tiền để trả cho 3 người thì lại quay trở lại câu hỏi liệu doanh nghiệp có đủ năng lực, đặc biệt là tiền để hoàn thành dự án dở dang hay không.

Có nhiều ý kiến cho biết, trên thị trường cho vay không chính thống, chủ nợ đã nhận trả nợ bằng nhà cửa từ nhiều năm nay, nhưng khi đó chủ nợ quyết định giá “siết” nhà đất, chứ “con nợ” không có cách nào khác là phải nghe theo”, ông Long băn khoăn.

Còn theo ông Phạm Xuân Hoè, Nguyên phó Viện trưởng Viện chiến lược (NHNN), muốn củng cố thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trước mắt cần xử lý các tồn tại. Sau đó, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực thi cho đúng. Các tiêu chí, chuẩn mực phải tuân theo thông lệ quốc tế, đặc biệt là tính minh bạch.

Những doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu có thể cho họ lùi thời hạn có lộ trình thực hiện nhưng những doanh nghiệp mới phát hành thì dứt khoát phải tuân thủ. Định kỳ 6 tháng phải công bố xếp hạng tín nhiệm một lần.

Hiện nay, cả nước mới chỉ có 2 công ty xếp hạng tín nhiệm, không thể đáp ứng được yêu cầu xếp hạng các doanh nghiệp đang phát hành trái phiếu trên thị trường. Phải có chính sách khuyến khích để có nhiều hơn các công ty này.

“Thị trường trái phiếu muốn phát triển được, bên cạnh thị trường sơ cấp phải phát triển thị trường thứ cấp, cho phép mua đi bán lại. Sẽ có những nhà đầu tư mạo hiểm, sẵn sàng mua lại những trái phiếu giá rẻ, giảm 30 - 70%, thậm chí 90%. Họ chấp nhận nắm giữ để cùng doanh nghiệp đó cơ cấu lại, sau này thị trường hồi phục thì thu hồi lãi được mức cao hơn rất nhiều”, ông Hoè nói.

Ngoài ra, cần gia tăng vai trò của trung gian tài chính, đó là các ngân hàng cũng như các quỹ đầu tư mua đi bán lại trên thị trường thứ cấp. Đặc biệt, phải hết sức tránh việc thiết kế chính sách và điều hành theo kiểu giật cục, khi mở thì mở quá, khi thấy rủi ro thì vội vàng đóng chặt”, vị chuyên gia đề xuất.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chờ khả năng thực thi của Nghị định 08 về trái phiếu doanh nghiệp tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713615096 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713615096 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10