Pháp lý “khơi thông” dòng vốn ngoại

Diendandoanhnghiep.vn Dù bất động sản là ngành thu hút vốn đầu tư ngoại nhiều nhất trong thời gian qua, tuy nhiên theo các chuyên gia, pháp lý chính là rào cản “kìm chân” các doanh nghiệp ngoại đổ tiền vào Việt Nam.

>> Tín hiệu tích cực từ dòng vốn FDI vào bất động sản

Từ quý IV/2023, Việt Nam đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp nước ngoài rót vốn vào bất động sản, cho thấy tiềm năng của dòng vốn FDI trong lĩnh vực này. 

Việt Nam vẫn là khu vực thu hút được nhiều nhà đầu tư bất động sản nước ngoài.

Việt Nam vẫn là khu vực thu hút được nhiều nhà đầu tư bất động sản nước ngoài.

Điểm đến hấp dẫn

Điển hình như Tập đoàn Surbana Jurong đến từ Singapore hợp tác với Kim Oanh Group nhằm phát triển các dự án do Kim Oanh làm chủ đầu tư. Theo thỏa thuận, Kim Oanh Group và Surbana Jurong sẽ hợp tác phát triển một loạt dự án bất động sản nhà ở, nghỉ dưỡng cũng như tòa nhà văn phòng tại khu vực phía Nam. Ngoài ra, Surbana Jurong sẽ chịu trách nhiệm tư vấn quy hoạch khu đô thị và tư vấn kiến trúc cho các dự án mà Kim Oanh Group triển khai.

Bên cạnh đó, bất động sản nhà ở cũng ghi nhận nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) lớn như CapitaLand (Singapore) mua 56.208 m2 đất ở Vinhomes Smart City (Hà Nội), Sycamore Company (Singapore) mua 18,9 ha đất ở Bình Dương từ Becamex IDC.

>> M&A bất động sản: Ưu thế nghiêng về khối ngoại

Trước đó, Gamuda đã mua thêm một dự án có diện tích 3,68ha tại TP. Thủ Đức với giá 305 triệu USD vào đầu tháng 7/2023. Đây là thương vụ dẫn đầu trong phân khúc nhà ở và khu đô thị.

Nhận định về thị trường, đơn vị nghiên cứu thị trường JLL Việt Nam cho biết, trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam buộc phải cơ cấu lại sản phẩm lẫn danh mục đầu tư, nên có động lực và cởi mở hơn với nhà đầu tư nước ngoài, nhất là trong tình hình khó khăn về tài chính chưa được tháo gỡ hoàn toàn.

Dựa trên khảo sát từ CBRE Mỹ vừa được công bố, Việt Nam sẽ là thị trường bất động sản mới nổi thứ hai ở châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2024, chỉ xếp sau Ấn Độ. Điều này thể hiện rằng, sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam vô cùng lớn đối với các nhà đầu tư bất động sản nước ngoài.

pháp lý chính là rào cản “kìm chân” các doanh nghiệp ngoại đổ tiền vào Việt Nam.

Pháp lý chính là rào cản “kìm chân” các doanh nghiệp ngoại đổ tiền vào bất động sản Việt Nam.

Với niềm tin vào môi trường đầu tư ổn định ở Việt Nam nói chung và ngành địa ốc nói riêng, nhà đầu tư quốc tế đánh giá rằng, Việt Nam là địa điểm kinh doanh hấp dẫn với nhiều chính sách thuận lợi, tiềm năng tăng trưởng tích cực và phù hợp cho mục đích đầu tư lâu dài.

Khung pháp lý cần hoàn thiện

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, thủ tục hành chính và pháp lý vẫn đang là rào cản lớn đối với dòng vốn ngoại đổ vào bất động sản Việt Nam. Như ông Chu Chee Kwang - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long chia sẻ, quá trình mời gọi vốn đầu tư FDI vào bất động sản thường gặp phải những rào cản hành chính phức tạp, có khi lên đến hơn 10 năm để hoàn thành việc đền bù, giải phóng mặt bằng để có quỹ đất sạch và đáp ứng các tiêu chuẩn sinh thái quốc tế. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đặc biệt quan tâm tới yếu tố minh mạch tài chính, pháp lý của dự án để thực hiện rót vốn.

Đồng quan điểm, Savills Việt Nam cũng cho rằng, nguyên nhân dẫn đến số lượng về nguồn vốn hạn chế từ nhà đầu tư ngoại vẫn là do thủ tục hành chính. Đặc biệt là bước giải quyết các khoản phí sử dụng đất. Trong khi việc xử lý các khoản phí sử dụng đất và duyệt quy hoạch 1/500 được đánh giá là quan trọng đối với các dự án, hiện nay có rất ít dự án được hoàn thiện về mặt pháp lý. Điều này dẫn đến tình trạng khan hiếm về tín dụng, bởi các ngân hàng gặp khó trong việc xác nhận giá trị tài sản thế chấp trước khi cấp vay.

Dưới vai trò là nhà đầu tư đã tham gia vào thị trường Việt Nam lâu năm, ông Trần Thanh Hải - Trưởng Bộ phận Đầu tư VinaLiving (trực thuộc VinaCapital) cho biết, năm qua doanh nghiệp đã có nhiều cơ hội tiếp xúc với các nhà đầu tư ngoại để mời gọi đầu tư vào thị trường Việt Nam nói chung và đầu tư vào lĩnh vực bất động sản nói riêng. Tuy nhiên, họ vẫn có rất nhiều quan ngại, nhất là sự chồng chéo về pháp lý. Bởi vậy, đa số các nhà đầu tư nước ngoài vẫn trong trạng thái quan sát và chờ đến khi thị trường có nhiều tín hiệu tích cực hơn.

Do đó, các chuyên gia kiến nghị Nhà nước cần sớm đưa ra những giải pháp để thu hút nguồn lực FDI bằng cách sớm tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt pháp lý, có thêm nhà đầu tư ngoại, rõ ràng sẽ góp phần giúp thị trường bất động sản sớm thoát cơn “bĩ cực”.

Đặc biệt, Luật Đất đai mới được Quốc hội thông qua khi có hiệu lực được kỳ vọng sẽ tháo gỡ được những “nút thắt” về mặt pháp lý. Từ đó, có thể rút ngắn thời gian, thủ tục triển khai dự án và cải thiện nguồn cung cho thị trường.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Pháp lý “khơi thông” dòng vốn ngoại tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714248023 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714248023 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10