Chu kỳ đầu tư mới

HÀ PHƯƠNG 03/01/2023 02:23

Mặc dù trải qua nhiều biến cố lẫn thăng trầm trong năm 2022, song bước sang năm 2023 giới đầu tư vẫn kỳ vọng TTCK Việt Nam vẫn là kênh hấp dẫn đối với giới đầu tư nội cũng như ngoại.

>>Những điểm nóng tác động triển vọng nhóm ngành cổ phiếu năm 2023

VN-Index đã tăng từ 998 điểm lên mức 1.536 điểm vào đầu tháng 10/2022, nhưng sau đó giảm mạnh xuống 873 điểm vào cuối năm 2022.

Đan xen sáng- tối

Những nhà đầu tư đã trải qua biến cố của thị trường năm 2022 đều hiểu rằng, thị trường chịu áp lực lớn từ biến động trong nước và quốc tế. Mặc dù có nhiều phiên điều chỉnh đan xen nhưng TTCK Việt Nam vẫn được đánh giá hấp dẫn so với các thị trường khác trong khu vực, khi dòng vốn nước ngoài đã quay trở lại mạnh mẽ vào những tháng cuối năm.

Theo UBCK Nhà nước, tính đến ngày 23/12/2022, giá trị vốn hoá 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM ước đạt 5.278 nghìn tỷ đồng, giảm 32% so với cuối năm 2021, tương đương 62,2% GDP. Quy mô thị trường cổ phiếu niêm yết tiếp tục tăng trưởng. Tính đến cuối tháng 11/2022, quy mô niêm yết, đăng ký giao dịch của thị trường đạt 1.970 nghìn tỷ đồng, tăng 13,26% so với cuối năm 2021 với 757 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 Sở GDCK và 859 cổ phiếu trên UPCoM.

Trong năm 2022, TTCK phái sinh diễn biến sôi động, tiếp tục trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn, giúp nhà đầu tư đa dạng hóa dòng tiền. Tính chung từ đầu năm đến cuối 2022, khối lượng giao dịch bình quân sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 đạt 270.871 hợp đồng/phiên, tăng 44% so với bình quân năm trước. Khối lượng mở OI toàn thị trường đạt 50.038 hợp đồng, tăng 61% so với cuối năm 2021…

 VN-Index đã liên tục điềup/chỉnh ở những tháng cuối năm 2022.

VN-Index đã liên tục điều chỉnh ở những tháng cuối năm 2022.

>>Nhiều cổ phiếu sẽ “nổi sóng” đầu năm 2023

Kỳ vọng tăng lợi nhuận

Tại ngày 23/12/2022, VN-Index đang giao dịch ở mức 10 lần P/E trượt, thấp hơn 43% từ đỉnh 2022 và thấp hơn 36% so với trung bình định giá 5 năm (15,6 lần P/E). Như vậy, TTCK Việt Nam vẫn khá hấp dẫn so với các thị trường khu vực trong tương quan tăng trưởng lợi nhuận giai đoạn 2023-2024.

Trong những tháng đầu năm 2023, nhiều dự báo cho rằng thị trường sẽ tăng do định giá các tài sản hấp dẫn, song đà tăng sẽ khá mong manh và không ổn định trong bối cảnh thanh khoản thấp, áp lực lãi suất, tỷ giá và lạm phát. Tuy nhiên, từ giữa 2023 giới chuyên gia kỳ vọng đà tăng sẽ bền vững hơn khi triển vọng nới lỏng tiền tệ dần sáng tỏ.

Theo đó, tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết sẽ tích cực hơn. Lợi nhuận thị trường có thể sẽ tăng khiêm tốn 5% trong nửa đầu năm, tích cực hơn trong 6 tháng cuối năm 2023, đưa mức tăng trưởng cả năm lên 14%. Hàng không sẽ là ngành ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội nhờ tần suất bay quốc tế phục hồi. Ngành vật liệu xây dựng sẽ khởi sắc hơn khi giá các nguyên vật liệu đầu vào (than cốc, quặng sắt) đảo chiều. Trái lại, tăng trưởng lợi nhuận của ngành hóa chất và dầu khí sẽ giảm từ mức nền cao năm 2022.

Bắt nhịp tăng giá cổ phiếu

Chuyển đổi năng lượng sẽ mang đến rất nhiều cơ hội đầu tư, song ở giai đoạn đầu của lộ trình này, mảng hạ tầng năng lượng và một vài doanh nghiệp lấn sân năng lượng tái tạo vẫn đang được hưởng lợi. Cổ phiếu tiêu điểm bao gồm: ACV, AST, C4G, PLC, PC1 và POW.

Ông Nguyễn Hồng Điệp- Giám đốc Công ty CP Tư vấn đầu tư S-Talk, cho rằng các doanh nghiệp đầu ngành, hoặc hoạt động trong các lĩnh vực có rào cản gia nhập, có bảng cân đối lành mạnh, ít sử dụng đòn bẩy và ít ảnh hưởng bởi tỷ giá sẽ là nhóm cổ phiếu: VCB, GAS, FPT, BSR, BVH, PLX, DGC, PVS, NT2...

Khi lạm phát được kiềm chế tốt hơn, mặt bằng lãi suất sẽ giảm. Khi đó, nhà đầu tư nên ưu tiên dịch chuyển sang các cổ phiếu có câu chuyện tăng trưởng, như PC1, NLG, VHM, HPG, VRE, MWG, TCB và VPB.

Ngoài ra, nhà đầu tư nên chờ đón làn sóng đầu tư ESG (các khoản đầu tư chú trọng đến môi trường – xã hội –quản trị). Bởi đầu tư ESG ở Việt Nam hiện vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, song làn sóng này đang thu hút sự chú ý trên thế giới và trong khu vực. Bất chấp tình hình khó khăn năm 2022, các quỹ đầu tư ESG tại Singapore, Thailand và Indonesia ghi nhận tài sản ròng tăng gấp đôi với với năm trước.

VNDirect dự báo rằng dòng vốn này sẽ đến Việt Nam, cơ hội định giá cao hơn đối với các doanh nghiệp đã triển khai ESG sớm. Các cổ phiếu tiêu điểm bao gồm: VNM, FPT, PNJ, STK, HDG, GMD, REE và BCG.

Có thể bạn quan tâm

  • Chứng khoán Mỹ giảm điểm, vàng suy yếu

    Chứng khoán Mỹ giảm điểm, vàng suy yếu

    12:44, 20/12/2022

  • KINH TẾ 2023: Chuyên gia đề xuất giải pháp lành mạnh hóa thị trường chứng khoán

    KINH TẾ 2023: Chuyên gia đề xuất giải pháp lành mạnh hóa thị trường chứng khoán

    12:13, 17/12/2022

  • Công ty chứng khoán: Rủi ro nào từ nghiệp vụ cho doanh nghiệp vay vốn?

    Công ty chứng khoán: Rủi ro nào từ nghiệp vụ cho doanh nghiệp vay vốn?

    05:30, 03/12/2022

  • Quản trị rủi ro đầu tư chứng khoán

    Quản trị rủi ro đầu tư chứng khoán

    03:42, 02/12/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chu kỳ đầu tư mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO