Chứng khoán tháng 6: Còn tác động của trái phiếu, rủi ro giảm đáng kể

HUỲNH HOÀNG PHƯƠNG - TP Nghiên cứu & Phân tích Đầu tư FIDT 03/06/2023 05:00

Theo đánh giá của chúng tôi, mức rủi ro trên thị trường chứng khoán (TTCK) ở thời điểm đầu tháng 6 đã giảm đáng kể so với tháng trước.

Chứng khoán

Sự phân hoá của thị trường trong tháng 6 sẽ còn tiếp diễn, nhất là đối với những ngành có câu chuyện riêng trong thời gian qua

>> Cổ phiếu bất động sản được nâng khuyến nghị từ kém khả quan lên trung lập

Chứng khoán tháng 5: Khối ngoại rời đi

Trong tháng 5/2023, TTCK chứng kiến lực bán rõ đến từ khối ngoại, bán ròng lũy kể 3,768 tỷ. Tổ chức trong nước cũng bán ròng 2.240 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư cá nhân mua ròng lũy kế đạt 5.767 tỷ, tự doanh cũng có tham gia mua, nhưng không đáng kể (241 tỷ).

Có nhiều nguyên nhân khiến dòng tiền từ khối ngoại tháo chạy khỏi thị trường trong tháng 5 như rủi ro hệ thống ngân hàng Mỹ (Pacwest, Western Alliance), trần nợ công Mỹ, lạm phát, ….

Tuy nhiên, chúng tôi nhận định với động thái tiếp tục giảm lãi suất điều hành & trần lãi suất huy động của NHNN; Thông qua Quy hoạch điện 8 và Mỹ đi đến những bước cuối cùng trong việc nâng trần nợ công thì dòng tiền khối ngoại sẽ sớm trở lại thị trường.

>>Thống đốc Nguyễn Thị Hồng lý giải về việc "phải chấp nhận lãi suất cao hơn"

Thị trường chung hiện tại vẫn đang quan tâm các vấn đề và chính sách liên quan tới các vấn đề vĩ mô hơn là biến động giao dịch của khối ngoại. Điều này được thể hiện qua áp lực bán ra từ nhóm nhà đầu tư này được cân đối hoàn toàn bởi sức mua của nhà đầu tư cá nhân, dẫn đến không có sự đồng nhất giữa biến động giao dịch khối ngoại và tăng giảm của chỉ số. Chúng tôi cho rằng, với sự dẫn dắt của nhà đầu tư cá nhân trong nước động lượng của thị trường về mặt dòng tiền sẽ lan tỏa tích cực.

Tiếp diễn sự phân hóa theo nhóm ngành

Về xu hướng, chúng tôi cho rằng thị trường sẽ tiếp tục xu hướng đi ngang và phân hoá theo nhóm ngành.

Nếu như trước dòng tiền của thị trường xoay quanh 4 nhóm chính là bất động sản (BĐS), Dịch vụ tài chính (chứng khoán), Xây dựng & Vật liệu (Đầu tư công) và Dầu khí, thì đầu tháng 6, thị trường đón nhận thêm dòng tiền tích cực từ ngành Hoá chất mà đóng đó sự những doanh nghiệp nhựa đóng góp phần lớn tác động tăng giá nhờ giá đầu vào (nhựa PVC) giảm sâu.

Chiều hướng ngược lại, ngành Ngân hàng và Bán lẻ có giá trị giao dịch tăng trở lại tuy nhiên với chiều hướng bán nhiều hơn khiến các cổ phiếu thuộc 2 ngành này đều đang tiếp tục xu hướng giảm hoặc đi ngang.

Sự phân hoá của thị trường trong tháng 6 sẽ còn tiếp diễn, nhất là đối với những ngành có câu chuyện riêng trong thời gian qua. Theo đó, (1) Dầu khí và (2) Đầu tư công sẽ tiếp tục là nhóm thu hút dòng tiền tích cực nhất, tiếp đó là (3) Bất động sản với sự đóng góp nổi bật hơn từ nhóm Bất động sản Khu công nghiệp (KCN) và cuối cùng là nhóm (4) Chứng khoán với sự nhạy cảm về lãi suất.

Nhận định các rủi ro

Rủi ro tác động lên thị trường trong tháng 6, đứng đầu vẫn là câu chuyện trái phiếu doanh nghiệp. Ghi nhận dữ liệu cho thấy khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp mới từ đầu năm đến nay giảm 82% so với cùng kỳ năm trước; không có đợt phát hành trái phiếu nào ra công chúng.

Số trường hợp doanh nghiệp chậm thanh toán với khối lượng chậm thanh toán tăng mạnh, từ tháng 10/2022- tháng 4/2023 là hơn 43 nghìn tỷ đồng. Gần 1/2 trong số này đã được tái cơ cấu thành công. Trong thời gian tới, sẽ có hơn 57,7 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được đáo hạn trong thời gian còn lại của năm 2023 có thể đối mặt với khả năng mất thanh toán, đỉnh điểm dự kiến rơi vào tháng 9. Chúng tôi đánh giá mức độ tác động của yếu tố trái phiếu doanh nghiệp lên thị trường là mạnh, tuy mức tác động vào tháng 6 sẽ nhẹ hơn so với tháng 5 vừa qua.

Ngoài ra, các yếu tố rủi ro có thể tác động đến thị trường như lạm phát, lãi suất, thanh khoản, "bán và rời đi trong tháng 5"... đều loại trừ trong tháng 6. Trong đó, chúng tôi cho rằng sẽ không còn rủi ro về thanh khoản và áp lực mua bán của khối ngoại lên thị trường.

Nhìn chung, những số liệu vĩ mô trong tháng 5 vừa qua đã có sự tích cực nhất định so với đầu năm, tuy nhiên ở thời điểm này chúng tôi cho rằng thị trường vẫn chưa thích hợp để giải ngân đầu tư. Ngoài ra, tháng 6 cũng là thời điểm các doanh nghiệp công bố thông tin về tình hình kinh doanh nửa đầu năm, những thông tin này có thể tốt xấu đan xen khiến thị trường có nhiều biến động rất khó lường.

Chiến lược hiện tại, nhà đầu tư sẽ tập trung vào việc hiện  thực hóa lợi nhuận theo từng phần khi cổ phiếu đạt giá mục tiêu. Đối với nhà đầu tư đang có tỷ lệ tiền mặt cao, nên hạn chế mua mới ở những giai đoạn thị trường tăng nóng, kiên nhẫn chờ mua mới ở vùng mua an toàn và chỉ ưu tiên Nhóm ngành có câu chuyện tích cực thu hút dòng tiền.

Chúng tôi cho rằng có cơ hội đầu tư trong giai đoạn hiện tại thuộc về những nhóm ngành có liên quan đến chính sách và lãi suất.

Có thể bạn quan tâm

  • Cổ phiếu chứng khoán có còn dư địa tăng trưởng?

    Cổ phiếu chứng khoán có còn dư địa tăng trưởng?

    05:02, 30/05/2023

  • Đón đầu giai đoạn thị trường chứng khoán phục hồi

    Đón đầu giai đoạn thị trường chứng khoán phục hồi

    04:50, 28/05/2023

  • Thị trường chứng khoán chưa thể bứt tốc nhờ hạ lãi suất điều hành

    Thị trường chứng khoán chưa thể bứt tốc nhờ hạ lãi suất điều hành

    05:03, 27/05/2023

  • Thị trường chứng khoán tháng 5 chưa hết trồi sụt

    Thị trường chứng khoán tháng 5 chưa hết trồi sụt

    12:00, 12/05/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chứng khoán tháng 6: Còn tác động của trái phiếu, rủi ro giảm đáng kể
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO