Khóa Đào tạo cố vấn và hành trình Mentoring năm 2024 tại khu vực Đông Nam Bộ nhằm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương, các hoạt động kết nối, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Đó là khẳng định của doanh nhân Huỳnh Thanh Vạn, Chủ tịch Hội đồng Tư Vấn Hỗ Trợ Khởi Nghiệp Phía Nam tại Khóa Đào tạo cố vấn và hành trình Mentoring tại khu vực Đông Nam Bộ, do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp cùng Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (VSMA) tổ chức.
Phát biểu tại khóa đào tạo, Doanh nhân Huỳnh Thanh Vạn cho rằng, khi chúng ta nói đến cố vấn, trước hết chúng ta cần phải hiểu về tầm quan trọng và giá trị của đội ngũ cố vấn đối với hệ sinh thái khởi nghiệp và đặc biệt là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nhất là khi mentoring ở Việt Nam đã được kiểm chứng về cả hiệu quả và giá trị đối với nhiều doanh nghiệp.
Có một xu hướng hiện nay là giá trị người cố vấn được lan toả rất rộng, rất nhiều các chủ doanh nghiệp, các giảng viên và đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp đang mong muốn trở thành các cố vấn để họ có thể tạo được giá trị cho cộng đồng thông qua kinh nghiệm và tâm huyết, họ được thực hiện trách nhiệm xã hội của mình, Doanh nhân Huỳnh Thanh Vạn nói.
Doanh nhân Huỳnh Thanh Vạn chia sẻ, xuất thân từ hoàn cảnh khó khăn, từ nhỏ đã phải làm đủ mọi công việc để kiếm sống, cũng như từng trải qua nhiều khó khăn trong quá trình khởi nghiệp cho đến khi thành công. Nên tôi tâm niệm và đau đáu một điều rằng, mình phải làm một điều gì đó giúp doanh nhân trẻ ngày nay không bị vấp ngã như bản thân mình và cố gắng làm sao để giúp các bạn trẻ khởi nghiệp tránh được những cú vấp không đáng có.
Trong kinh doanh, một khi đã xác định theo đuổi nó, các doanh nhân sẽ phải đối diện với rất nhiều thách thức, ai vượt qua được sẽ thành công, không vượt qua đồng nghĩa với thất bại.
Bản thân là một doanh nhân nên tôi cũng rất thấu hiểu sự cô lập của người đứng đầu trong hành trình khởi nghiệp sáng tạo đặc biệt là thế hệ doanh nhân trẻ ngày nay. Từng thất bại trên hành trình khởi nghiệp của mình nên tôi luôn tâm niệm và đau đáu một điều rằng, mình phải làm một điều gì đó cho thế hệ trẻ ngày nay không bị vấp ngã như chính bản thân mình và cố gắng làm sao để giúp các bạn trẻ khởi nghiệp tránh được những cú vấp không đáng có.
Theo Doanh nhân Huỳnh Thanh Vạn, tất cả các học viên phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản khởi nghiệp sáng tạo, kể cả khi được đào tạo qua các khoá học nhưng để trở thành các nhà cố vấn thực thụ và phát huy được những kinh nghiệm thì phải thực hành. Các thành viên trong Hội đồng chúng tôi 100% đều đã tham gia các khoá học về đào tạo cố vấn, nhưng để đảm bảo chất lượng chúng tôi đã thành lập CLB mentoring và tôi mong rằng các anh chị học viên cũng sẽ tích cực luyện tập và thực hành thực tế để nâng cao các kỹ năng và tính sáng tạo của riêng mình.
Tôi hy vọng sẽ trang bị cho các học viên những khái niệm và nguyên tắc cơ bản của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tổng quan về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và lộ trình xây dựng hệ sinh thái địa phương; giới thiệu những mô hình chương trình khởi nghiệp địa phương; kỹ năng xây dựng và thuyết trình dự án khởi nghiệp.
Thông qua, khóa đào tạo tôi mong có cơ hội trao đổi, thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm, để hướng tới mục đích trang bị những kỹ năng cố vấn cơ bản cho mình và vận dụng những kỹ năng đó vào thực tiễn một cách hiệu quả.
Hội đồng Tư vấn và hỗ trợ khởi nghiệp phía Nam chúng tôi luôn sẵn sàng trong việc được kết nối và hợp tác với các anh chị trong các hoạt động về hỗ trợ khởi nghiệp. Hy vọng trong thời gian tới chúng ta sẽ kết nối được với nhau tạo thành một mạng lưới đem lại những giá trị thiết thực hơn nữa trong cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm