Chuỗi cung ứng ngắn toàn cầu (Kỳ I): Phôi thai kỷ nguyên mới

Diendandoanhnghiep.vn Xét dưới phương diện địa lý, Mỹ và đồng minh chủ trương rút chuỗi cung ứng - bắt đầu bằng công nghệ cao, về phía Tây bán cầu.

Chuỗi cung ứng là hệ sinh thái kinh tế phức tạp

Chuỗi cung ứng là hệ sinh thái kinh tế phức tạp

>> Chuỗi cung ứng toàn cầu thời hậu COVID-19 SẼ ĐỊNH HÌNH THẾ GIỚI MỚI

Chuỗi cung ứng là vấn đề được thảo luận rộng rãi, mang tính toàn cầu sau khi đại dịch COVID-19 hoành hành, cộng hưởng với các biến động địa kinh tế, chính trị do chiến sự Nga - Ukraine; sự thay đổi chính sách của các cường quốc, đổ vỡ các thiết chế duy trì trật tự toàn cầu.

Nếu như trước đây, một doanh nghiệp đa quốc gia có thể R&D (nghiên cứu và phát triển) cách xa nơi sản xuất thành phẩm hàng vạn km thì nay không cho phép làm điều đó một cách thuận lợi. Hoặc, quá trình OEM/VAR (nhà sản xuất thiết bị gốc/người bán lại giá trị gia tăng) tạo ra sản phẩm “đa quốc tịch” thì nay mối quan hệ này đang trên đà đổ vỡ.

Apple hợp tác với Foxconn để làm Iphone, trong đó “Táo khuyết” chỉ làm nhiệm vụ nghiên cứu công nghệ và bán sản phẩm. Foxconn nhận đơn đặt hàng từ bản vẽ thiết kế, sản xuất linh kiện, lắp ráp thành phẩm. 

Không phải người Mỹ không tự làm được từ “A đến Z”, vấn đề là hao phí lao động xã hội cần thiết, nguyên liệu ở Trung Quốc rẻ hơn Mỹ. Theo luật Liên bang, mỗi giờ lao động tại Mỹ có giá 7,25USD; còn tại Trung Quốc 630USD/tháng/người, tương đương 21USD/ngày/8h, nghĩa là chỉ khoảng 2,6USD/giờ, chỉ bằng 1/3 so với ở Mỹ.

Những con số trên đây chứng minh rằng, chuỗi cung ứng là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Một nghiên cứu chỉ ra, nếu Apple chuyển khỏi Trung Quốc (trong thời điểm này) không khác gì "tự bắn vào chân mình". Nếu chi phí mỗi khâu chỉ cần tăng 0,1USD thì giá bán ra của Iphone tăng theo cấp số cộng.

Không kiểm soát được giá cả và năng suất chính là tử huyệt của chủ nghĩa tư bản. Nói cách khác, chủ nghĩa tư bản còn tồn tại và phát triển khi và chỉ khi tạo ra năng suất lao động tối đa, giảm chi phí đầu vào đến mức tối thiểu, qua đó bùng nổ lợi nhuận từ “giá trị thặng dư tương đối” đến “giá trị thặng du tuyệt đối” và đỉnh cao là “giá trị thặng dư siêu ngạch”.

Một tin tức không mấy tốt lành: "Khung sườn" của nền kinh tế toàn cầu hiện nay vận hành y hệt như công thức của Apple, dính chặt nhau như hình với bóng. Bạn không thể xây dựng một công ty mạnh nếu như không tập hợp đủ mạng lưới vệ tinh hỗ trợ; mạng lưới này đến đâu, thị trường đến đó.

Nếu bạn miễn nhiễm với hiện tượng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, điều đó chứng tỏ bạn chưa đủ tầm cỡ để hội nhập, kiếm tiền trong chuỗi giá trị dài bất tận.

Apple rất khó thoát khỏi Trung Quốc!

Apple rất khó thoát khỏi Trung Quốc!

Chưa nói đến mâu thuẫn chính trị mang tính hệ thống, một loạt thương hiệu xe hơi như Toyota, Wolkwasgen, Huyndai, Ford điêu đứng vì Thâm Quyến, Thượng Hải vẫn duy trì phương pháp chống dịch “truy vết, cách ly, đóng cửa”. Guồng quay kinh tế công nghệ khựng lại khi Trung Quốc tuyên bố ngưng xuất khẩu đất hiếm,…

Chiến sự Nga - Ukraine và tính chất “đặc biệt” của nó bồi thêm nhát dao chí mạng với chuỗi cung ứng toàn cầu. Quy mô cuộc chiến không lớn, nhưng nó đại diện cho mâu thuẫn căn bản nhất hiện nay, tác động mạnh đến mức làm thay đổi trật tự cũ, trong đó có chuỗi cung ứng.

Cuộc đổ bể này thử thách tính linh hoạt của chủ nghĩa tư bản, nếu “rút ống thở” khỏi Trung Quốc và chuỗi cung ứng toàn cầu, khoảng 3/4 giá trị nền kinh tế thế giới sẽ biến mất. Nhưng làm sao duy trì nó trong khi mâu thuẫn Mỹ - Trung, Đông - Tây tới hồi không thể điều hòa? Nói cách khác, chiếc áo đang mặc đã quá chật so với yêu cầu tái định hình cấu trúc thế giới mới!

>> Số hoá chuỗi cung ứng

Mọi người có để ý không? Chuyến công du quốc tế đầu tiên của Tổng thống Mỹ, Joe Biden đến châu Âu mà không phải bất kỳ nơi nào khác, khẩu hiệu “Nước Mỹ vĩ đại trở lại” nhanh chóng hạ xuống khi ông Trump vừa dọn khỏi tòa Bạch ốc. Nước Mỹ dịu giọng bắt tay làm hòa với trục Tây.

Âu - Mỹ thiết lập liên minh công nghệ số, hướng tới xây dựng “giá trị chung” có thể chia sẻ nguồn lực và hóa giải thách thức từ các hệ thống kỹ thuật số mang tính đối nghịch. Tất cả vì mục tiêu “đẩy lùi Trung Quốc và cỗ vũ giá trị dân chủ”.

Mâu thuẫn chính trị tác động trực tiếp đến chuỗi cung ứng toàn cầu

Mâu thuẫn chính trị tác động trực tiếp đến chuỗi cung ứng toàn cầu

Xét dưới phương diện địa lý, Mỹ chủ trương rút chuỗi cung ứng - bắt đầu bằng công nghệ cao về phía Tây bán cầu. Nó từng là một hệ thống chung về khoa học kỹ thuật ra đời từ cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhất tại Anh (1750 - 1840); cách mạng công nghệ lần thứ hai (1871 - 1914) thành quả chung của phương Tây mà đại diện là Mỹ và Đức. Và cách mạng công nghệ lần thứ ba (1950 - 1970) cũng là sản phẩm của Âu - Mỹ. “Chuỗi cung ứng ngắn” về nghĩa đen có thể hiểu như vậy.

Xét dưới góc độ chính trị - xã hội, "chuỗi cung ứng ngắn” có xu hướng giới hạn lại sân chơi chung của các nước có cùng hệ tư tưởng chính trị, xã hội, cụ thể ở đây là hệ thống kinh tế tư bản hình thành trên nền tảng tư tưởng Adam Smith, Wiliam Petty và David Ricardo.

Đặc điểm cơ bản là việc điều hành và đầu tư được quyết định bởi chủ sở hữu tài sản, tư liệu sản xuất hoặc khả năng sản xuất trong thị trường tài chính, trong khi giá cả, phân phối hàng hóa và dịch vụ chủ yếu được quyết định bởi sự cạnh tranh trong thị trường hàng hóa và dịch vụ.

Kỳ II: Con đường tất yếu

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuỗi cung ứng ngắn toàn cầu (Kỳ I): Phôi thai kỷ nguyên mới tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713924062 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713924062 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10