Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu: (Kỳ II) Triển vọng và hàm ý cho Việt Nam

TS. Bùi Ngọc Sơn - Chuyên gia kinh tế độc lập 11/12/2021 04:00

Các nguyên nhân của tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng về cơ bản mang tính ngắn hạn. Do đó, tình hình sẽ tốt hơn kể từ nửa cuối 2022 và sẽ biến mất vào năm 2023.

>>Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu (Kỳ I): Nguy cơ lạm phát đình đốn

Từ nửa cuối 2022, đại dịch trên toàn thế giới được dự báo sẽ kết thúc khi vaccine sẽ được bao phủ ở mức đủ rộng trên toàn cầu.

 Công ty DP World, Dubai và Cơ quan Đầu tư Indonesia đã ký một thỏa thuận đầu tư hạ tầng cảng ở Indonesia nhằm tạo sức hút lớn đối với các chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh đại dịch.

Công ty DP World, Dubai và Cơ quan Đầu tư Indonesia đã ký một thỏa thuận đầu tư hạ tầng cảng ở Indonesia nhằm tạo sức hút lớn đối với các chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh đại dịch.

Phân bổ lại chuỗi cung ứng

Dù tác động tiêu cực đến kinh tế thế giới, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng chỉ làm giảm tăng trưởng tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở mức độ nhẹ. Báo cáo mới đây của IMF cho biết GDP toàn cầu năm 2021 được dự báo tăng trưởng 5,9%, chỉ thấp hơn mức dự báo 6% hồi tháng 7 vừa qua (mức dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 vẫn giữ nguyên là 4,9%). Lý do điều chỉnh giảm dự báo GDP do đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.

Về trung và dài hạn, sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ được khắc phục nhờ việc định hình lại sự phân bố chuỗi cung ứng theo hướng giảm sự tập trung vào một vùng địa lý hay một nước như Trung Quốc. Điều này đang được diễn ra đặc biệt đối với các chuỗi cung ứng then chốt như sản xuất và cung ứng chất bán dẫn và chip, dược và thiết bị y tế… Ngay cả một số hãng may mặc và da giầy cao cấp của Tây Ban Nha, Italia đã dịch chuyển chuỗi sản xuất của họ khỏi Trung Quốc để chuyển sang các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Bồ Đào Nha, Ma-rốc… Tuy nhiên, cần lưu ý là lý do đằng sau sự phân bố lại này chủ yếu là lý do mang tính địa chính trị chứ không phải do đại dịch.

>>Tăng cường sức mạnh của chuỗi cung ứng

Cơ hội cho Việt Nam

Việt Nam đang nổi lên như là một nơi thích hợp cho sự phân bố lại chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh COVID-19. Tuy nhiên, để có thể thu hút được nhiều hơn các chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam cần chứng minh được là một nước có nền y tế tốt hơn, có khả năng kiểm soát dịch tốt hơn, nhưng vẫn có độ mở lớn với bên ngoài.

Trước mắt, cần nhanh chóng bao phủ tiêm chủng trên toàn quốc, đặc biệt ở những khu vực và nhóm dân cư quan trọng đối với nền kinh tế. Bởi vì vaccine là yếu tố quan trọng nhất để kiểm soát dịch và mở cửa trở lại hoàn toàn nền kinh tế.

Ngoài ra, Việt Nam cần gấp rút đưa ra gói kích thích nền kinh tế. Các thông tin quan trọng bao gồm qui mô của gói kích thích, hướng đích ngắm của dòng tiền kích thích vào những lĩnh vực hay hoạt động nào? Phương thức thực hiện như thế nào cho hiệu quả?

Về lâu dài, muốn thu hút nhiều chuỗi cung ứng cần có một chiến lược rõ ràng hơn về xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tốt hơn như cảng biển lớn và hiện đại hơn, phát triển logistics, đường xá, đào tạo nghề, công nghiệp phụ trợ, và quan trọng là xây dựng đặc khu kinh tế vì đây là biện pháp nhanh nhất để thu hút FDI. Indonesia đã thỏa thuận với Dubai xây dựng một cảng biển lớn nhằm tạo sức hút lớn đối với các chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh đại dịch.

Có thể bạn quan tâm

  • Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu (Kỳ I): Nguy cơ lạm phát đình đốn

    Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu (Kỳ I): Nguy cơ lạm phát đình đốn

    11:00, 09/12/2021

  • Khuyến nghị chính sách phục hồi nền kinh tế: (Kỳ II) Hình thành và chú trọng chuỗi cung ứng ngắn độc lập

    Khuyến nghị chính sách phục hồi nền kinh tế: (Kỳ II) Hình thành và chú trọng chuỗi cung ứng ngắn độc lập

    04:00, 22/11/2021

  • Tăng cường sức mạnh của chuỗi cung ứng

    Tăng cường sức mạnh của chuỗi cung ứng

    05:00, 12/11/2021

  • Kết nối chuỗi cung ứng lao động sau đại dịch: Phân bổ lại thị trường

    Kết nối chuỗi cung ứng lao động sau đại dịch: Phân bổ lại thị trường

    15:00, 11/11/2021

  • Kết nối chuỗi cung ứng lao động sau đại dịch

    Kết nối chuỗi cung ứng lao động sau đại dịch

    11:00, 10/11/2021

  • Doanh nghiệp Việt và bài toán đón đầu xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu

    Doanh nghiệp Việt và bài toán đón đầu xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu

    02:00, 03/11/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu: (Kỳ II) Triển vọng và hàm ý cho Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO