Mức độ đáp ứng xu thế chuyển dịch tái tạo của Việt Nam còn ở mức độ trung bình cả ở góc độ thể chế, công nghệ, nguồn nhân lực, đầu tư.
>>>Chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: Tăng tốc nhưng chưa đủ
Đây là một trong những nhận định được TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đề cập tại Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2024: “Chuyển dịch năng lượng hướng tới nền kinh tế xanh”.
Báo cáo nhấn mạnh: năm 2023 đánh dấu cột mốc quan trọng khi tổng đầu tư vào năng lượng sạch trên thế giới vượt 3.000 tỷ USD, cao gấp đôi so với đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch, trong đó, châu Á dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng. Xu hướng chuyển dịch năng lượng tái tạo tiếp tục trong tương lai khi mà hơn 100 quốc gia đã cam kết tăng gấp 3 công suất năng lượng tái tạo trước năm 2030.
Xu hướng chuyển dịch trên đã mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội. Việc tuân thủ các cam kết giảm phát thải khí CO2 và thực hiện các mục tiêu toàn cầu về môi trường buộc các nước phải xích lại gần nhau và hỗ trợ nhau. Cơ hội cũng mở ra cho Việt Nam nhận được các nguồn lực đầu tư từ các tổ chức quốc tế và các quốc gia phát triển, thúc đẩy khai thác lợi thế từ những nguồn năng lượng tái tạo sẵn có như điện gió, điện mặt trời.
Ngoài những cơ hội từ bên ngoài, trong thời gian tới việc chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam phải được thúc đẩy mạnh mẽ hơn chính từ những áp lực nội tại. Hiện chúng ta đang khai thác gần như tối đa tiềm năng các nguồn tài nguyên hoá thạch nội địa và phải nhập khẩu năng lượng ròng, phục vụ cho nhu cầu sản xuất, giao thông
Tuy nhiên, chuyển dịch năng lượng tái tạo cần đầu tư lớn, có thể ảnh hưởng đến các mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong ngắn và trung hạn. Với khoảng 134 tỷ USD cần có để đầu tư vào phát triển mạng lưới truyền tải và sản xuất điện từ năng lượng tái tạo đòi hỏi Việt Nam phải tăng cường thu hút đa dạng các nguồn vốn đầu tư xã hội cả trong và ngoài nước. Những hạn chế về công nghệ khiến Việt Nam phải hợp tác với đối tác nước ngoài để sản xuất năng lượng tái tạo tạo ra nguy cơ phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài…
Trong khi đó, mức độ đáp ứng xu thế chuyển dịch tái tạo của Việt Nam còn ở mức độ trung bình cả ở góc độ thể chế, công nghệ, nguồn nhân lực, đầu tư. Đặc biệt, vẫn còn những rào cản về thể chế với những "ngập ngừng" trong quy định hay chính sách chưa rõ ràng, chưa tạo thuận lợi để giảm chi phí gia nhập thị trường, chi phí tuân thủ… cho các nhà đầu tư.
Từ thực tế trên, nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách đề xuất 6 khuyến nghị nhằm thúc đẩy chuyển dịch năng lượng hướng tới nền kinh tế xanh.
Thứ nhất, cần đầu tư phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, không chỉ giúp giảm phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch mà còn tận dụng tối đa tiềm năng tự nhiên của Việt Nam.
Thứ hai, sử dụng năng lượng tiết kiệm là một giải pháp thiết, giúp bảo tồn nguồn năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính, đóng góp giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Thứ ba, đẩy mạnh các dự án năng lượng tái tạo với sự hỗ trợ của các chính sách khuyến khích và cơ chế tài chính phù hợp nhằm thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân và quốc tế. Việt Nam cần phát triển đồng bộ các nguồn năng lượng để đáp ứng nhu cầu trong nước và tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong năng lượng sơ cấp lên 11% vào năm 2050, bao gồm việc phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại, áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, và thực hiện các chính sách hỗ trợ để đảm bảo cung cấp năng lượng ổn định và bền vững.
Thứ tư, phát triển lưới điện thông minh cho phép tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời và gió vào hệ thống điện quốc gia, giúp tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng và giảm thiểu lãng phí. Đây là yếu tố quan trọng để quản lý hiệu quả năng lượng tái tạo và đảm bảo cung cấp điện ổn định tại Việt Nam,
Thứ năm, áp dụng các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu phát thải, Chính phủ cần có các chính sách khuyến khích và cơ chế tài chính phù hợp để thúc đẩy các doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường; cung cấp các khoản vay ưu đãi, giảm thuế cho các dự án năng lượng sạch và khuyến khích đầu tư vào công nghệ tiết kiệm năng lượng.
Thứ sáu, Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ để giảm thiểu tác động tiêu cực, đồng thời thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp bền vững khác để bù đắp cho sự suy giảm ngành khai thác mỏ. Các biện pháp hỗ trợ bao gồm đầu tư vào công nghệ khai thác mới, cải thiện hiệu suất và giảm tác động môi trường, cũng như đào tạo lại lực lượng lao động để chuyển đổi sang các ngành công nghiệp mới và bền vững hơn.
Có thể bạn quan tâm
Petrovietnam: Trồng cây xanh là giải pháp quan trọng trong chuyển dịch năng lượng
16:58, 06/06/2024
Điện khí LNG - giải pháp “xanh” trong chuyển dịch năng lượng bền vững
11:39, 08/12/2023
Chuỗi cung ứng từ chuyển dịch năng lượng mang lại hàng trăm tỷ USD
03:00, 21/11/2023
Phát triển kinh tế xanh cần khơi thông nút thắt chuyển dịch năng lượng
04:30, 15/11/2023
JETP là cơ sở thúc đẩy Việt Nam sớm đạt mục tiêu chuyển dịch năng lượng
05:00, 12/08/2023
Việt Nam nỗ lực chuyển dịch năng lượng
14:23, 08/08/2023
Hydrogen xanh: “Chìa khóa” trong quá trình chuyển dịch năng lượng
00:05, 05/07/2023
Cơ chế đặc thù chuyển dịch năng lượng
02:19, 08/06/2023
Bốn mục tiêu của Việt Nam trong chuyển dịch năng lượng
00:48, 19/08/2022
Điện mặt trời mái nhà: Cần khơi thông để thúc đẩy chuyển dịch năng lượng sạch
11:00, 05/07/2022
Vốn đâu để tăng tốc chuyển dịch năng lượng?
05:00, 08/06/2022
Cùng nhau chuyển dịch năng lượng bền vững tại Việt Nam
16:00, 24/01/2022
Định hướng phát triển Năng lượng Việt Nam trong xu hướng chuyển dịch năng lượng
17:00, 03/12/2021
Xu hướng công nghệ mới và khuyến nghị cho chuyển dịch năng lượng toàn cầu
13:00, 01/12/2021