Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực và việc xác định chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
>>Thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số để phát triển bền vững
Ngày 8/12, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam lần thứ IV, với chủ đề “Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam: Phát triển bền vững và nâng cao giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu”.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long cho biết, Diễn đàn quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã đưa công nghệ số Việt Nam sang giai đoạn mới, đó là giai đoạn nghiên cứu, sáng tạo, sản xuất tại Việt Nam.
Theo Thứ trưởng, công nghệ số tiếp tục là điểm sáng khi doanh thu năm 2022 ước tính đạt 148 tỷ USD, doanh nghiệp công nghệ số có sự phát triển mạnh mẽ với 70.000 doanh nghiệp đã đăng ký thành lập và hoạt động, xuất khẩu công nghệ số ước tính đạt 136 tỷ USD, qua đó tiếp tục khẳng định vai trò của công nghệ số trong đổi mới số sáng tạo.
Ông Phạm Đức Long nhấn mạnh, doanh nghiệp số Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần chuyển đổi số quốc gia, vươn ra toàn cầu. Diễn đàn quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam chính là cái nôi để công nghệ số trưởng thành và tiến ra thế giới.
Diễn đàn là nơi gặp gỡ, trao đổi giữa các doanh nghiệp công nghệ và cơ quan quản lý nhà nước, nhằm nhận diện các vấn đề trong việc phát triển doanh nghiệp công nghệ số ở Việt Nam, hướng đến việc thúc đẩy quá trình triển khai Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia với các mục tiêu kép, hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu. Theo đó, với mong muốn góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái sản phẩm số Việt Nam, giải quyết các bài toán kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Điện Quang mang đến diễn đàn các giải pháp thông minh toàn diện góp phần xây dựng Đô thị thông minh Việt Nam.
Thực chất đô thị thông minh là đô thị có những giải pháp quản lý, quy hoạch và phát triển đô thị phù hợp với thế mạnh của đô thị, kết hợp với việc gìn giữ hệ sinh thái môi trường tự nhiên để có thể phát triển theo xu hướng đô thị hiện đại trên nền tảng công nghệ mới. Từ đó, giúp chính quyền quản lý hiệu quả hoạt động của đô thị, đem lại các tiện ích thiết thực, an sinh xã hội, an toàn sức khỏe, tiết kiệm chi phí, mang lại tiện nghi cho người dân, thúc đẩy chuyển đổi số để phát triển kinh tế.
Tiêu chí quan trọng hàng đầu không thể thiếu đối với một đô thị thông minh, chính là việc sử dụng kết hợp Internet vạn vật, giải pháp phần mềm, giao diện người dùng và mạng truyền thông. Chính quyền và doanh nghiệp sẽ kết hợp xây dựng, lưu trữ cho đô thị một nguồn dữ liệu lớn dùng chung đáng tin cậy để làm cơ sở ra các quyết định dài hạn mang tính chiến lược. Từ đó cho phép chính quyền, doanh nghiệp, bảo vệ môi trường xanh, tạo ra các giá trị mới, những nguồn doanh thu mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền và doanh nghiệp cũng như nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Theo ông Phạm Lê Minh giám đốc điều hành khối IoT Công ty Điện Quang, trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0, chuyển đổi số là điều vô cùng cần thiết. Với định hướng trở thành một tập đoàn công nghệ, nâng cao năng suất lao động, đồng thời tham gia vào quá trình chuyển đổi số của đất nước Điện Quang đã và đang áp dụng mô hình hoạt động, làm chủ các nền tảng số bằng việc thiết lập và hoàn thiện quy trình chuyển đổi trong công ty, thành lập Ban Chuyển đổi số trên cơ sở xây dựng tầm nhìn và chiến lược chuyển đổi số rõ ràng. Thường xuyên bố trí nhân sự, tổ chức hội thảo sáng tạo, thu thập nhu cầu thực tế để hướng đến hiện đại hoá mô hình điều hành và hoạt động. Trong đó phải đáp ứng được các yếu tố: Con người chuyên nghiệp, sáng tạo; Quy trình đơn giản, tối ưu; Nhà máy thông minh, hiện đại; Dữ liệu bảo mật và tin cậy nhằm mục đích mang lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty.
>>Doanh nghiệp cần chuyển đổi số để bảo vệ thương hiệu
Bên cạnh đó, Điện Quang cũng chú trọng việc thu thập và phân tích dữ liệu, đồng thời ứng dụng công nghệ số mới nhất trong các sản phẩm và dịch vụ, để có thể tạo ra sự phù hợp với nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, cũng như mang lại sự tiện ích cùng nhiều tính năng hiện đại. Hiện Điện quang cũng chung tay kiến tạo các đô thị thông minh ở Việt Nam thông qua việc đầu tư nghiên cứu và phát triển các giải pháp chiếu sáng và điều khiển thông minh toàn diện cho nhiều lĩnh vực từ nhà thông minh Smart-Home đến tòa nhà thông minh Smart-Building, khu nghỉ dưỡng thông minh Smart-Hospitality, khu công nghiệp thông minh Smart-Industry và đô thị thông minh Smart-City.
Để thực hiện điều này, Điện Quang không thực hiện một mình mà còn đồng hành cùng nhiều đối tác khác như: Viện Hàn Lâm Khoa Học Việt Nam, Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM đến các doanh nghiệp công nghệ trong và ngoài nước như: FPT, Viettel, TMA, Xelex, OLLI, Qualcomm, Amazon Web Service, Schréder,... điển hình gần đây là việc hợp tác cùng Fundacion Metropoli thành lập Liên minh Phát triển Đô thị Thông minh Việt Nam nhằm đẩy mạnh hợp tác với nhiều đối tác để cho ra đời các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp thông minh cung cấp cho chính quyền doanh nghiệp và người dân.
Các giải pháp thông minh toàn diện của Điện Quang là sự kết hợp từ bên ngoài lẫn bên trong dự án. Với tiêu chí cung cấp các giải pháp công nghệ thông minh toàn diện cho người dân sinh sống và làm việc tại các tòa nhà văn phòng, thương mại, chung cư, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu dân cư và đô thị tại Việt Nam, mang lại sự tiện nghi, an toàn, sức khỏe và mức hài lòng cao cho khách hàng, cư dân, người dân tại các khu đô thị.
Thực tế cho thấy trong những năm gần đây, chuyển đổi số được xem là chìa khóa và là giải pháp sinh tồn hữu hiệu trong việc duy trì và phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và các Quốc gia trên thế giới nói chung. Theo đó, ở Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm 2025 sẽ là giai đoạn tăng tốc chuyển đổi số với những hành động triển khai cụ thể theo từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương.
Thông tin từ lãnh đạo Cục Chuyển đổi số quốc gia cho biết tính đến nay, chương trình chuyển đổi số quốc gia đã đạt được các kết quả quan trọng trên cả 3 trụ cột: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Có thể thấy, việc chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực và việc xác định chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với đó, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã và đang tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ số có giá trị thực tế lớn, thể hiện năng lực làm chủ về công nghệ của doanh nghiệp Việt và người Việt.
Trên cơ sở thiết thực về việc chuyển đổi số, Điện Quang cũng đã nhanh chóng thực thi linh hoạt và thích ứng với thời đại, trong việc chủ động đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao, thành lập phòng IoT và phòng Thiết kế chiếu sáng, liên kết hợp tác với nhiều đơn vị, doanh nghiệp, tập đoàn nhằm hướng đến việc đổi mới tích cực cho đô thị thông minh Việt Nam mà điển hình là việc bắt tay hợp tác cùng Metropoli thành lập “Liên minh phát triển đô thị thông minh Việt Nam” gần đây.
Bên cạnh việc làm chủ quy trình sản xuất, hiện Điện Quang đã hoàn toàn có khả năng tư vấn và cung cấp các giải pháp tích hợp thông minh toàn diện “All-in-one” cho các doanh nghiệp và các công trình công cộng. Đó cũng là một trong những bước đi then chốt nhằm hướng đến mục tiêu trở thành tập đoàn công nghệ và là đối tác chiến lược cho giải pháp thông minh toàn diện được nhiều đối tác tin dùng nói riêng và đáp ứng nhu cầu cuộc sống, kiến tạo xã hội nói chung.
Có thể bạn quan tâm
Vingroup hợp tác Google Cloud, hiện đại hóa các ứng dụng SAP và thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện
16:05, 05/12/2022
Thúc đẩy việc chuyển đổi số trong văn hóa và nghệ thuật
16:00, 03/12/2022
Thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số để phát triển bền vững
13:27, 01/12/2022
Hà Nội đào tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số
10:00, 28/11/2022
Doanh nghiệp cần chuyển đổi số để bảo vệ thương hiệu
01:03, 27/11/2022
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội
20:00, 25/11/2022
Động lực ngành xây dựng từ chuyển đổi số
20:42, 24/11/2022