Chuyến đổi số là yêu cầu "sống còn" của doanh nghiệp

MAI CHIẾN 09/11/2022 01:00

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp với mục tiêu chính là đưa các sản phẩm không chỉ đến với khách hàng trong 63 tỉnh thành mà còn cạnh tranh với các sản phẩm trên thế giới.

>>Giá vàng chờ dữ liệu lạm phát

Sở Kế hoạch và Đầu tư Gia Lai vừa phối hợp với Sở thông tin và Truyền thông cùng cấp, Công ty CP Công nghệ mới phát triển quốc tế KTS (KTS VN), Viện Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển Giáo dục Tây Nguyên tổ chức Hội thảo tập huấn về Chuyển đổi số cho doanh nghiệp tỉnh Gia Lai. Các doanh nghiệp mong muốn được tư vấn, tìm hiểu thêm chuyển đổi số. Qua đó có thể đưa các sản phẩm của mình đến với thị trường trong và ngoài nước một cách nhanh và hiệu quả nhất, đồng thời giảm các chi phí vận hành.

Trong phát biểu về công nghệ chuyển đổi số, lấy những ví dụ cụ thể, ông Nguyễn Ngọc Hùng – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai cho hay trên thế giới có những mô hình về doanh nghiệp mà không tốn một xu đầu tư văn phòng trụ sở như Grab, Uber, không trả lương cho nhân viên nào nhưng lại có hàng ngàn nhân viên lao động được trả lương. Đây chính là tính ưu việt của công nghệ chuyển đổi số.

Quang cảnh buổi hội nghị tập huấn chuyển đổi số cho doanh nghiệp.

Quang cảnh buổi hội nghị tập huấn chuyển đổi số cho doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Hữu Quế - Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Gia Lai cho rằng, "việc chuyển đổi số đối với các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nhỏ lẻ, manh mún. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài việc bán hàng truyền thống cũng bán qua mạng xã hội”.

Nhìn lại thực trạng của doanh nghiệp, ông Hồ Kỳ Huy - Phó Giám đốc Công ty TNHH Thịnh Phát Danh Trà, cho biết: "Là một doanh nghiệp trà lâu đời trên địa bàn tỉnh nhưng chúng tôi cũng chỉ buôn bán theo hình thức truyền thống. Những năm gần đây, chúng tôi cũng quảng bá trên mạng xã hội nhưng hiệu quả vẫn chưa được như mong muốn. Chính vì vậy, chúng tôi rất muốn tham gia để cùng chuyển đổi số trong kinh doanh, sản xuất. Qua đó đưa sản phẩm ra khắp cả nước thông qua sàn thương mại điện tử".

Ông Nguyễn Ngọc Hùng Giám đốc Sở Thông tin và Truyền Thông tỉnh Gia Lai phát biểu tại hội nghị tập huấn

Ông Nguyễn Ngọc Hùng Giám đốc Sở Thông tin và Truyền Thông tỉnh Gia Lai cho rằng việc chuyển đổi số sẽ là phương thức để doanh nghiệp phát triển.

Chính vì nắm bắt được công nghệ chuyển đổi số, và hướng đi trong tương lai, Công ty CP Công nghệ mới phát triển quốc tế KTS (KTS VN) đã xây dựng một nền tảng tích hợp đầy đủ các tính năng ưu việt với 4 nhóm tính năng chính là: mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, chat OTT, trình duyệt tìm kiếm và trang quản trị doanh nghiệp. Đây nền tảng công nghệ "Made In Vietnam" đã và đang giúp cho hàng trăm doanh nghiệp trong nước nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và đang có những bước đi thần tốc trên lộ trình chinh phục thị trường kinh doanh số.

Phát biểu tại hội nghị, ông Hoàng Văn Ngọc - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghệ mới Quốc tế KTS, cho biết, việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp sẽ tích hợp công nghệ số vào quá trình hoạt động kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp. Mục tiêu chính là đưa các sản phẩm không chỉ đến với khách hàng trong 63 tỉnh thành mà còn cạnh tranh với các sản phẩm trên thế giới nhờ một thị trường điện tử được KTS xây dựng.

Ông Hoàng Văn Ngọcp/- Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty CP Công nghệ Quốc tê KTS tập huấn cho doanh nghiệp.

Ông Hoàng Văn Ngọc - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty CP Công nghệ Quốc tế KTS nhìn nhận chuyển đổi số là "chìa khóa vàng" để doanh nghiệp đi đến thành công.

Với việc chuyển đổi số, doanh nghiệp sẽ giảm rất nhiều các chi phí về vận hành, đầu tư xây dựng hệ thống, quảng cáo…. Đặc biệt, KTS cũng xây dựng ra nhiều chức năng như mạng xã hội để các doanh nghiệp có thể trao đổi thông tin về sản phẩm với khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả, giảm chi phí đi lại. Qua đó, giúp cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, làm hài lòng khách hàng và hơn nữa là tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Các tỉnh Tây Nguyên cũng đang tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, sản phẩm nông nghiệp chuyển đổi số tiếp cận thị trường rộng rãi hơn. Hàng ngàn sản phẩm OCOP từ 1 sao đến 4 sao đã được chứng nhận đang được mở rộng và phát triển. Công nghệ số được triển khai với công thức B2B (business to business) B2C (business to customer) , C2C (customer to customer) tiết kiệm chi phí kho bãi, quản lý, vận hành, logictics đang trở thành xu thế chung.

Sản phẩm làm ra được đưa tới tay người tiêu dùng ngay mà không qua kênh phân phối hay đại lý, lợi nhuận càng sâu hơn. Chính vì vậy, ông Hoàng Văn Ngọc mong muốn được hỗ trợ miễn phí các doanh nghiệp địa phương trong công tác đào tạo, hướng dẫn chuyên sâu cho lực lượng tham gia vào quá trình thực hiện chuyển đổi số. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số nhanh chóng, thành công. "Thay đổi để thích nghi còn hơn dậm chân tại chỗ để phá sản" - ông Ngọc nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Thái Bình hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số

    Thái Bình hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số

    00:06, 08/11/2022

  • Bình Phước bứt phá chuyển đổi số

    Bình Phước bứt phá chuyển đổi số

    18:50, 05/11/2022

  • Cần ra ''đầu bài'' thật cụ thể để giải bài toán chuyển đổi số hiệu quả

    Cần ra ''đầu bài'' thật cụ thể để giải bài toán chuyển đổi số hiệu quả

    15:23, 04/11/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chuyến đổi số là yêu cầu "sống còn" của doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO