Chuyên gia nói gì về mô hình Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM?

ĐÌNH ĐẠI 24/02/2022 05:00

Các chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam đều cho rằng xây dựng một Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM là cần thiết, vừa giúp Thành phố phát triển vừa đem lại lợi ích cho quốc gia.

>>>Nỗ lực hình thành Trung tâm tài chính Việt Nam tại TP.HCM

Trao đổi về mô hình trung tâm tài chính quốc tế của Việt Nam mà theo doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn, đã có các nhà đầu tư sẵn sàng đổ vốn hàng tỷ USD, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, mô hình trung tâm tài chính quốc tế không chỉ vượt trội mà còn phải khác biệt. Ông khẳng định, việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế là cần thiết nhưng nhìn ở góc độ xin cơ chế đặc thù cho riêng thành phố là rất khó, nhiều khi các Đại biểu Quốc hội cũng chưa nắm rõ nên cần nhấn mạnh ở đây là Trung tâm tài chính quốc tế tầm quốc gia. Cần truyền thông, thông tin cụ thể để làm rõ và cùng phát triển vì tương lai của cả nước, bởi đề án tốt nhưng nhìn xa hơn thì ít người hiểu được xu thế phát triển của quốc tế.

Các chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam đều cho rằng xây dựng một Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM là cần thiết, vừa giúp Thành phố phát triển và vừa đem lại lợi ích cho quốc gia.

Các chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam đều cho rằng xây dựng một Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM là cần thiết, vừa giúp Thành phố phát triển và vừa đem lại lợi ích cho quốc gia.

Ông cũng cho rằng, mấu chốt là Trung tâm tài chính này phải theo quy mô, thế hệ mới cho tương lai. Mô hình Trung tâm tài chính quốc tế cũng cần phải cạnh tranh không chỉ vượt trội mà còn phải khác biệt, làm sao cạnh tranh được với khu vực và quốc tế, vài chục năm nữa cũng vẫn hiệu quả. Vì vậy, Trung tâm tài chính quốc tế ở TP.HCM phải có năng lực cạnh tranh quốc tế, khác biệt, vượt trội. Đây là điểm then chốt trong câu chuyện cạnh tranh của Việt Nam và quốc tế.

PGS.TS Trần Đình Thiên

PGS.TS Trần Đình Thiên

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, làm sao đề án này được thông qua là khó, dù TP.HCM luôn là đầu tàu nhưng để tiếp tục đột phá cần phải có cách tiếp cận để tất cả mọi người đều hiểu việc phát triển của Thành phố đem lại lợi ích cho quốc gia. 

“Do đó, góc nhìn của tôi là TP.HCM phải làm đề xuất với tinh thần là đề án quốc gia, làm sao đồng thuận, nhìn về tương lai. Tôi ủng hộ ý tưởng đột phá và Trung tâm tài chính quốc tế của TP.HCM thời điểm này có thể được xem là một ý tưởng mang tính đột phá mạnh mẽ nhất và nên được ủng hộ”, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam bày tỏ quan điểm tại một tọa đàm diễn ra ở TP.HCM.

>>>TP.HCM cần một Trung tâm tài chính mang tầm quốc gia và khu vực

TS. Võ Trí Thành

TS. Võ Trí Thành

TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, nếu muốn phát triển thì tốc độ và sáng tạo là 2 yếu tố quan trong nhất. Với Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại TP.HCM lại càng thách thức, vì chúng ta đang có khoảng cách với thế giới quá xa về mức độ hội nhập, những tiêu chuẩn thông lệ, quy mô thị trường tài chính… Do đó, ông đặt ra 5 vấn đề lớn về cách tiếp cận xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại TP.HCM:

Thứ nhất là thể chế đột phá vượt trội có khả năng cạnh tranh quốc tế, để trung tâm này có thể cạnh tranh với các trung tâm tại Hồng Kông, Singapore, Dubai… và trở thành 1 điểm đến để các nhà đầu tư lựa chọn.

Thứ hai là lựa chọn mô hình Trung tâm tài chính mới chứ không phải theo cách truyền thống, tiếp cận ngay mô hình tài chính tích hợp gắn với đô thị hoá, các dịch vụ chất lượng cao…

Thứ ba, ngay từ đầu đã có những nhà đầu tư quan tâm Việt Nam. Điều kiện nhà đầu tư thế nào, lợi ích và trách nhiệm, cam kết nghĩa vụ của họ ra sao để tìm ra những nhà đầu tư thật sự chất lượng. 

Thứ tư là khách hàng. Ban soạn thảo kết hợp giữa nước ngoài với trong nước, vừa có tư tưởng tài chính tiền tệ kinh tế nhưng lại gắn với câu chuyện pháp lý rất chặt chẽ để làm đề án. Và cuối cùng là cần có 1 văn bản pháp lý triển khai ngay đề án.

“Một thực tế đáng buồn là một trong những đặc khu của Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ trước là Hải Phòng nhưng đến nay nhìn lại chưa đến đâu, một số đề án khác cũng rất ì ạch. Ý tưởng về Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM bắt đầu từ cách đây khoảng 20 năm, đến nay vẫn đang chỉnh sửa nhưng hy vọng chúng ta "dám chơi, biết chơi và nhanh" vì nếu quá 3 năm thì 5 năm này không còn đột phá, khát vọng 2025-2030 khó thành công”, PGS.TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh.

TS. Cấn Văn Lực

TS. Cấn Văn Lực

Còn theo TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đống tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, cần thống nhất mường tượng hình hài Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam sẽ như thế nào?

Ông cho rằng, hiện đang có một số hình dung về trung tâm tài chính nhưng chưa hoàn toàn chính xác. Có người cho rằng đó là 1 trung tâm tài chính có trụ sở, tòa nhà của khối ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm…

Hình dung thứ 2 là một trung tâm về đầu tư, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn về khu vực đó. Quan điểm thứ 3 là liệu có phải là trung tâm giải trí gắn với casino, du lịch… Hay, trung tâm tài chính quốc tế là tổ hợp của tất cả những thứ trên?

"Có lẽ phải làm rõ hơn về hình dung về trung tâm tài chính để có thể xây dựng được. Tuy nhiên, đó vẫn là cách tư duy truyền thống vì hiện thế giới tài chính đang thay đổi ghê gớm. Giao dịch số, điện tử, tiền kỹ thuật số, tiền mã hóa… là xu hướng của 5 -10 năm tới, thậm chí là lâu dài. Trong bối cảnh đó, Việt Nam nên định vị mình như thế nào trong thế giới tài chính tiền tệ thay đổi?", TS. Lực đặt câu hỏi. 

PGS.TS Trần Hoàng Ngân

PGS.TS Trần Hoàng Ngân

Trong khi đó, PGS.TS Trần Hoàng Ngân – Viện trưởng Viện nghiên cứu và Phát triển TP.HCM thì cho rằng, điều lo lắng nhất về Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại TP.HCM là làm sao có cơ chế chính sách để thu hút được các "đại bàng", làm cho những "đại bàng" đó tin tưởng đầu tư vào Thành phố thay vì các thị trường khác.

“Để làm được, chúng ta phải có cơ chế đột phá, ưu đãi mạnh mẽ để thu hút họ. Điểm thứ hai là sự lan tỏa tiếng nói của các chuyên gia sẽ dẫn đến sự đồng thuận nhiều hơn, đặc biệt là sự ưu đãi và các hoạt động dịch vụ đi kém theo hoạt động tài chính… Có như vậy Trung tâm tài chính của chúng ta sẽ sớm trở thành hiện thực”, PGS.TS Trần Hoàng Ngân bày tỏ.

Có thể bạn quan tâm

  • Nỗ lực hình thành Trung tâm tài chính Việt Nam tại TP.HCM

    Nỗ lực hình thành Trung tâm tài chính Việt Nam tại TP.HCM

    11:00, 21/02/2022

  • TP.HCM cần một Trung tâm tài chính mang tầm quốc gia và khu vực

    TP.HCM cần một Trung tâm tài chính mang tầm quốc gia và khu vực

    10:30, 19/02/2022

  • Xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế Việt Nam tại TP.HCM

    Xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế Việt Nam tại TP.HCM

    09:24, 09/02/2022

  • Kỳ vọng “hòn ngọc viễn đông mới”: Hướng tới trung tâm tài chính

    Kỳ vọng “hòn ngọc viễn đông mới”: Hướng tới trung tâm tài chính

    11:02, 03/05/2021

  • Quy hoạch Đà Nẵng thành trung tâm tài chính: Nhiều tập đoàn đầu tư tài chính, bất động sản ra đời

    Quy hoạch Đà Nẵng thành trung tâm tài chính: Nhiều tập đoàn đầu tư tài chính, bất động sản ra đời

    13:57, 22/04/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chuyên gia nói gì về mô hình Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO