Chuyển giá, trốn thuế: Những “chiêu trò” thiên biến vạn hóa của Metro, Adidas và Keangnam

Diendandoanhnghiep.vn Dù lỗ trường kỳ, thậm chí lỗ lũy kế đến âm vốn chủ sở hữu nhưng doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường và tiếp tục mở rộng kinh doanh. Đó là chuyện của Metro, Adidas và Công ty Keangnam Vina…

>>Chuyển giá, trốn thuế: Kịch bản “lỗ triền miên” của doanh nghiệp FDI

hihihii

Metro Việt Nam liên tục kê khai lỗ với số lỗ lũy kế lên đến 1.657 tỉ  đồng và chỉ duy nhất năm 2010 là có lãi...

Lỗ trường kỳ nhưng vẫn mở rộng đầu tư

Theo đó, Metro Việt Nam bắt đầu kinh doanh ở Việt Nam từ đầu năm 2002 với số vốn ban đầu là 120 triệu USD, trong đó vốn pháp định là 36 triệu USD. Sau khoảng 12 năm hoạt động, 2002-2013, Metro Việt Nam đã 6 lần thay đổi giấy phép kinh doanh, nâng tổng vốn đầu tư tại Metro Việt Nam lên hơn 301 triệu USD vào tháng 5/2013.

Điều đáng lưu ý là trong giai đoạn này Metro Việt Nam liên tục kê khai lỗ với số lỗ lũy kế lên đến 1.657 tỉ đồng và chỉ duy nhất năm 2010 là có lãi. Mặc dù lỗ, nhưng Metro Việt Nam vẫn tiếp tục mở thêm 19 điểm bán lẻ trên toàn quốc. Từ kết quả này, cơ quan thanh tra thuế đã vào cuộc và xác định có hành vi chuyển giá, qua đó yêu cầu Metro Việt Nam điều chỉnh giảm lỗ, giảm khấu trừ và truy thu thuế với số tiền lên đến hơn 500 tỉ đồng, đồng thời xác định Metro Việt Nam đã có lãi trong 2 năm 2010 và 2011 với số tiền 234,8 tỉ đồng.

Trong số này, khoản điều chỉnh giảm lỗ lớn nhất liên quan đến phí nhượng quyền thương mại, các khoản chi phí không liên quan đến hoạt động kinh doanh của Metro Việt Nam, chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho, chi phí trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, v.v… với số tiền lên đến 335 tỉ đồng.

Khoản điều chỉnh thuế nhà thầu đối với các khoản chi phí bồi hoàn tiền lương trả cho Metro Cash & Carry Đức để trả cho các nhân viên nước ngoài làm việc tại Metro Việt Nam khoảng 62 tỉ đồng; điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào đối với khoản tiền thu hỗ trợ quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại từ các nhà cung cấp lên đến 110 tỉ đồng. Do những khoản chi phí quá lớn và bất hợp lý được hạch toán vào chi phí của Metro Việt Nam, trong đó đáng kể nhất là chi phí nhượng quyền thương mại, đã khiến cho công ty này liên tục báo lỗ trong hàng chục năm.

Trong giai đoạn 2002 - 2013, chi phí nhượng quyền thương mại mà Metro Việt Nam phải trả cho công ty mẹ ở Đức đã lên tới 731 tỉ đồng. Bên cạnh đó, chi phí lương, thưởng và phụ cấp cho ban giám đốc và chuyên gia nước ngoài trả cho các cá nhân thông qua Metro Cash & Cary GmbH (MCC) tại Đức cũng là một con số rất lớn, lên tới 699 tỉ đồng. Theo nhận định, đây là những giao dịch liên kết mánh lới để Metro Việt Nam chuyển giá.

Trong khi đó, Công ty Keangnam Vina là một công ty bất động sản 100% vốn của Hàn Quốc. Vào Việt Nam từ tháng 7/2007, Keangnam Vina ký hợp đồng chìa khóa trao tay với Công ty Keangnam Enterprise – một công ty con thuộc tập đoàn Keangnam Hàn Quốc, làm tổng thầu EPC. Tổng giá trị của hợp đồng lên đến 871 triệu USD.

Vai trò của Keangnam Enterprise không chỉ là khảo sát, thiết kế, cung cấp thiết bị máy móc, thi công xây dựng dự án mà còn cung cấp cả dịch vụ tư vấn tài chính, dàn xếp vốn vay cho Keangnam Vina. Năm 2008, khoản phí tư vấn tài chính mà Keangnam Vina trả cho Keangnam Enterprise lên tới 30 triệu USD, phí dịch vụ sắp xếp nguồn vay lên tới 20 triệu USD, chi phí tư vấn quảng cáo, tư vấn cấp quyền sử dụng đất, cấp giấy phép đầu tư cũng lên đến vài triệu USD.

Do những khoản chi phí đó, Keangnam Vina liên tục báo lỗ và do vậy không nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Khoản lỗ này tất nhiên chuyển thành khoản lãi của Keangnam Enterprise ở Hàn Quốc. Trong khi đó, Keangnam Enterprise chỉ phải nộp thuế nhà thầu cho Việt Nam với mức thuế suất thấp hơn nhiều so với thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam.

Tình hình hoạt động của Keangnam Vina sau 5 năm cho thấy công ty này luôn khai báo lỗ. Tính đến thời điểm 2011 khi tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark bắt đầu vận hành, doanh thu của công ty đạt trên 5.200 tỉ đồng nhưng công ty lại khai báo lỗ lên đến 140 tỉ đồng.

Từ thực trạng này, cơ quan thuế Việt Nam đã vào cuộc thanh tra và xác định hành vi chuyển giá của Keangnam Vina. Sau thanh tra, cơ quan thuế đã yêu cầu loại trừ tất cả những khoản chi phí đầu vào bất hợp lý. Rất nhiều khoản giá vốn xây dựng bị dàn xếp bất hợp lý đã bị buộc phải điều chỉnh lại. Vì vậy, tổng giá trị hợp đồng EPC từ mức 871 triệu USD đã giảm chỉ còn 699 triệu USD. Kết quả thanh tra buộc Keangnam Vina phải thừa nhận hành vi chuyển giá và phải điều chỉnh giá lên đến 1.220 tỉ đồng. Không những vậy, Keangnam Vina còn bị truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp lên đến 95,2 tỉ đồng do điều chỉnh lại lợi nhuận của giai đoạn 2007-2011.

>>Chuyển giá, trốn thuế: Coca-Cola Việt Nam lòng vòng báo lỗ ra sao?

hihiii

Thua lỗ nhiều nhưng Adidas vẫn tiếp tục chọn Việt Nam là thị trường mở rộng đầu tư

Adidas cùng nghi vấn chuyển giá

Bên cạnh hai trường hợp là Metro Việt Nam và Keangnam đã được các cơ quan kết luận là chuyển giá rõ ràng thì có nhiều trường hợp "lỗ trường kỳ" của các doanh nghiệp FDI khác cũng đang mang nhiều dấu hỏi. Adidas AG là một công ty đa quốc gia được thành lập vào năm 1948 tại Đức, hoạt động trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất dụng cụ thể thao.

Các sản phẩm của Adidas đã đến Việt Nam rất sớm từ năm 1993 và đến năm 2009 thì một công ty con của Adidas mới được thành lập ở Việt Nam. Từ cuối năm 2012, báo chí Việt Nam đã đăng một số bài báo nghi vấn về việc Adidas Việt Nam chuyển giá. Nhiều lập luận cho rằng Adidas Việt Nam đăng ký hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trong vai trò là nhà phân phối bán buôn, nhưng thực tế lại phát sinh chi phí của nhà bán lẻ, và đặt nghi vấn đây chính là cách mà Adidas dùng để chuyển giá theo phương thức liên kết giữa công ty mẹ và các công ty con thuộc tập đoàn Adidas nhằm né thuế thu nhập tại Việt Nam.

Cụ thể, theo thông tin từ Cục thuế TP.Hồ Chí Minh, Adidas Việt Nam hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh là quyền phân phối bán buôn, nhưng danh mục chi phí của doanh nghiệp này lại xuất hiện nhiều chi phí của một doanh nghiệp bán lẻ, như chi phí hỗ trợ vật dụng cho nhà bán lẻ, tiền tiếp thị quốc tế, phí quản lý vùng, tiền hoa hồng mua hàng và đặc biệt, Adidas Việt Nam không phải là nhà sản xuất, nhưng phát sinh khoản thanh toán cho Công ty Adidas AG phí bản quyền 6%, chi phí tiếp thị quốc tế 4% doanh thu ròng đối với các sản phẩm được tiêu thụ và cả giá trị sản phẩm được cấp phép.

Ngoài ra, Adidas Việt Nam cũng phải trả chi phí hoa hồng mua hàng cho Addias International Trading B.V, với tỷ lệ 8,25% giá trị mỗi giao dịch. Bên cạnh đó, theo hợp đồng dịch vụ Đông Nam Á giữa Adidas Singapore và Adidas Việt Nam, Adidas Singapore và các công ty con địa phương, trong đó có Adidas Việt Nam cung cấp một dịch vụ và thỏa thuận việc thu các khoản phí liên quan.

Chính vì phát sinh quá nhiều chi phí trung gian đầu vào đã khiến cho giá thành nhập khẩu các sản phẩm Adidas tại thị trường Việt Nam bị đội lên một cách vô lý, làm cho Adidas Việt Nam luôn rơi vào tình trạng thua lỗ và không phải nộp thuế thu nhập. Theo các chuyên gia kinh tế, chuyển giá và chống chuyển giá là vấn đề thường xảy ra giữa các doanh nghiệp FDI và các quốc gia nhận đầu tư.

Chính vì thế, vấn đề của tất cả các quốc gia chứ không riêng Việt Nam là cần đưa ra các giải pháp chống chuyển giá phù hợp. Đồng thời phải được thực hiện đồng bộ với các chính sách hoàn thiện thể chế, chính sách chung về đầu tư nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng của dòng vốn này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuyển giá, trốn thuế: Những “chiêu trò” thiên biến vạn hóa của Metro, Adidas và Keangnam tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714215084 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714215084 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10